Thị trường lên ngôi
![]() |
Ảnh minh họa |
Hai thông tin đáng chú ý trong tuần qua đều phát đi từ Bộ Công Thương. Thứ nhất là, kinh doanh xăng dầu không có trong danh mục hàng hoá, dịch vụ Nhà nước nắm giữ độc quyền, theo Dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại.
Thứ hai là, phát ngôn của lãnh đạo Bộ Công Thương về việc triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh và cho phép các khách hàng sử dụng điện lớn trong vài năm tới có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy; đồng thời giá điện sẽ được điều chỉnh từ 6 bậc hiện nay về dần 1 bậc trong tương lai.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều là các DNNN thuộc Bộ Công Thương, đang nắm thị phần chi phối trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Thông tin vừa phát ra cho thấy sự thay đổi rất lớn trong quan điểm về quản lý của cơ quan Nhà nước.
Khi cho phép cơ chế thị trường được vận hành với xăng dầu và điện, cơ quan quản lý đã cho phép người tiêu dùng, DN và nhà cung cấp cùng “đứng trên một mặt phẳng”. Sự tham gia điều phối của Nhà nước như trục cân bằng ở giữa, các nhân tố còn lại tự điều chỉnh để không làm chính mình rớt khỏi “cuộc chơi” của thị trường.
Sự điều chỉnh giá điện về 1 bậc sẽ khiến năng lượng này cũng giống như xăng dầu, tách bạch trách nhiệm xã hội của DN với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Khi đó, bảo toàn vốn và sinh lời mới là nhiệm vụ chính của DN. Trong khi, người tiêu dùng phải tự điều chỉnh lượng sử dụng của mình cho phù hợp với thu nhập.
Đó là “trạng thái” cao hơn nhiều về mục tiêu tiết kiệm điện và giảm thiểu sử dụng xăng dầu để bảo vệ môi trường. Sử dụng nhiều thì chi phí lớn, qua đó nộp thuế, phí lớn và ngược lại. Sự điều chỉnh mang tính thị trường nhất sẽ thể hiện qua năng lực chịu đựng chi phí của mỗi hộ gia đình và DN: khả năng chi trả nhiều thì dùng lắm và ngược lại.
Với cơ chế thị trường, người dân và DN sẽ được đảm bảo quyền lợi của mình. Trong một môi trường khuyến khích cạnh tranh cung ứng dịch vụ và sản phẩm, giá cả luôn thiết lập ở mức độ hợp lý nhất. Giữa các bên bán hàng, sự cạnh tranh là hợp lý hóa giá thành để bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ với giá cạnh tranh nhất. Phía người mua, cạnh tranh là đảm bảo mua được sản phẩm, dịch vụ với giá thị trường.
Sẽ không còn chuyện DN phải phá hợp đồng xuất khẩu và chịu phạt vì bị cắt điện, khi họ hoàn toàn có thể lựa chọn nhà cung cấp khác nếu EVN không đảm bảo khả năng cấp điện. Sẽ không còn cảnh DN có thể cung cấp xăng dầu giá rẻ hơn Petrolimex, nhưng bị hạn chế khả năng cung ứng vì vị thế độc quyền của tập đoàn này.
Nhưng đáng kể nhất, thị trường hóa giá xăng dầu và điện có lẽ chỉ là những bước đi tiên phong trong việc phân định lại vai trò can thiệp Nhà nước đối với thị trường. Khi mà giá mọi sản phẩm và dịch vụ đều được phân định trên cơ sở “thuận mua vừa bán”, tất cả các nhân tố thị trường đều sẽ hài lòng. Nhà nước chỉ can thiệp khi DN hoặc nhóm DN chi phối thị trường. Mục đích cuối cùng là đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
Nếu giá xăng dầu tăng giảm hợp lý, người dùng dịch vụ taxi sẽ chẳng còn phàn nàn về giá thay đổi; các hộ gia đình cũng chẳng phàn nàn về chuyện dùng điện nhiều giá cao nữa. Sự cân bằng đó sẽ khuyến khích các DN cạnh tranh và người dùng được lợi. Cơ chế thị trường hoàn hảo chắc chắn là khởi đầu cho một môi trường kinh doanh bình đẳng và minh bạch, như những gì mà Nghị quyết 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang muốn hướng tới.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
