agribank-vietnam-airlines

Thị trường điện tử, điện máy trong cơn “bĩ cực” Covid-19

Hoài Phi
Hoài Phi  - 
Biện pháp hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện máy, điện tử là đẩy mạnh bán hàng trực tuyến cùng với những khuyến mại lớn, kích thích nhu cầu tiêu dùng của đông đảo khách hàng.
aa

Theo lệnh cách ly toàn xã hội của Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, các cửa hàng kinh doanh điện tử, điện máy thuộc những mặt hàng không nằm trong nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu nên đều phải bắt buộc đóng cửa.

Để có thể cầm cự và tồn tại các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện máy cũng đã tích cực, chủ động triển khai các biện pháp bán hàng trực tuyến, bán hàng từ xa nhưng tình trạng doanh thu xem chừng cũng không hề khả quan.

thi truong dien tu dien may trong con bi cuc mang ten covid 19
Triển khai bán hàng online, đưa ra các chương trình khuyến mại lớn đồng thời mở cửa kinh doanh thêm các mặt hàng thiết yếu đó là những biện pháp hữu hiệu mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử đang triển khai để thoát khởi cơn “bĩ cực” mang tên Covid-19

Bỗng dưng mất... "thời điểm vàng"

Mọi năm cứ vào cuối xuân, đầu hè thì nhu cầu mua sắm những mặt hàng điện máy, nhất là những thiết bị như điều hoà nhiệt độ, quạt máy, tủ lạnh, tủ mát… thực sự vào mùa sôi động bởi nhu cầu mua sắm cao để chuẩn bị chống chọi với một mùa hè nắng nóng.

Năm nay, “thời điểm vàng” của thị trường điện máy, điện tử bị bất ngờ bởi sự bùng phát dịch Covid-19 đấy thị trường vào cơn “bĩ cực”.

Anh Cao Trọng Tuấn, chủ một doanh nghiệp đầu mối lớn hàng điện máy, điện tử trên đường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, năm nay khi những thông tin dịch Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc bùng phát đúng vào dịp sau tết, những hộ kinh doanh như chúng tôi bắt đầu chịu những tác động tiêu cực bởi doanh số bán hàng giảm thê thảm. Nhất là khi dịch Covid-19 tràn vào Việt Nam cùng với thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, nhiều người thất nghiệp, lương giảm khiến ngành hàng điện máy, điện tử lâm vào tình trạng “đứng hình”.

Anh Tuấn chia sẻ, quy luật của những doanh nghiệp có hệ thống đại lý tiêu thụ hàng rộng khắp các tỉnh thành như tôi thì thường dịp này (khoảng tháng 3) thì các đầu mối tại các tỉnh sẽ đặt hàng với số lượng lớn để chuẩn bị cho đợt bán hàng hè, nhưng năm nay vào suốt cả tháng 3 cho đến tháng 4 chúng tôi chưa nhận được bất cứ một đơn hàng của các đại lý. Trực tiếp gọi điện đến thì họ đều trả lời tình trạng kinh doanh ế ẩm thì chỉ mong giải phóng được hàng tồn chứ làm sao có thể nhập hàng mới được.

Chủ hệ thống kinh doanh, sửa chữa điện tử Bách Khoa, Hà Nội, anh Lê Mạnh Hùng cho biết, là một doanh nghiệp hàng đầu về ứng dụng các hình thức tiếp cận các khách hàng bằng công nghệ trực tuyến như website, các trang mạng xã hội, qua điện thoại…, nay lại càng ưu thế khi dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng không hề khá lên khi sức mua của thị trường ngày càng giảm. Hiện tại, các nhân viên kinh doanh của gần như không có việc, chỉ còn lại bộ phận kỹ thuật để đáp ứng các nhu cầu sửa chữa, bảo hành cho các khách hàng quen thuộc đã mua hàng trước đây của công ty.

Anh Hùng than thở, lo cơm áo, gạo tiền cho hơn 200 nhân viên của công ty trong thời điểm này là gánh nặng không hề nhỏ của doanh nghiệp. Vừa rồi tôi đã phải bán đi cái ô tô con để lấy tiền trả lương cho nhân viên. Thành lập và hoạt động hơn 20 năm rồi mà công ty của tôi chưa bao giờ lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay.

Người dân "thắt lưng, buộc bụng" khiến cầu giảm mạnh

Những diễn biến kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp ngành hàng điện tử, điện máy đã phản ánh một thực trạng là nhu cầu của các mặt hàng trên thị trường đang nằm trong tình trạng giảm sút mạnh.

Điều mà chúng ta có thể nhận ra một cách rõ nét nhất là các mặt hàng điện máy, điện tử thuộc các nhóm hàng không phải thiết yếu, quan trọng được ưu tiên mua sắm của đông đảo người tiêu dùng. Trong cơn đại dịch thì tâm lý thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng là điều dễ hiểu.

Anh Hồ Trọng Nghĩa, Phú Thượng, Hà Nội chia sẻ, trước tết vừa qua vợ, chồng anh mới xây được ngôi nhà 3 tầng trên khu đất của bố, mẹ cho. Năm vừa rồi tính cả tiền tiết kiệm còn lại cộng với thưởng tết của 2 vợ chồng đã có được hơn 70 triệu. Vợ, chồng anh cũng có ý định sau tết sẽ sắm sửa thêm một số thiết bị như điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, đổi cái tivi mới… nhưng khi dịch Covid-19 tràn tới thì tình hình kinh tế của gia đình bắt đầu có biến động xấu. Vợ anh nghỉ ở nhà ăn lương 50% vì công ty không có việc, anh vẫn đi làm nhưng chỉ có lương cơ bản nên để tồn tại sinh hoạt cho gia đình 6 người thì vợ anh đã bắt đầu phải tiêu tới những đống tiền tiết kiệm.

Anh Nghĩa khẳng định, với tình trạng như thế này thì các kế hoạch mua sắm trang thiết bị tạm thời phải gác lại, nhường cho việc ưu tiên lo chi tiêu tằn tiện những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Phải chờ qua mùa dịch Covid-19 rồi mới tính tiếp được.

Có một thực tế là thu nhập của đại đa số người dân đều giảm sút trong sự tác động tiêu cực của cơn đại dịch Covid-19. Những trường hợp khó khăn như gia đình của anh Nghĩa không phải là điển hình trong bối cảnh hiện nay.

Đẩy mạnh việc chuyển hướng tiếp cận khách hàng

Trong sự khó khăn của thị trường thì các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng điện tử, điện máy kịp thời hành động chuyển hướng tiếp cận khách hàng. Nếu khách không còn muốn đến các cửa hàng hiện hữu thì nhà kinh doanh phải tìm cách đưa hàng đến tận nhà người mua.

Biện pháp hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện máy, điện tử là đảy mạnh bán hàng trực tuyến cùng với những khuyến mại lớn kích thích nhu cầu tiêu dùng của đông đảo khách hàng. Những hệ thống kinh doanh lớn như Thế giới di động, Nguyễn Kim, Media Mart, Điện máy xanh… đều đưa ra các chương trình khuyến mại khủng cho việc mua hàng điện máy, điện tử, nhất là mua hàng online.

Ngoài ra, các hệ thống kinh doanh này cố gắng duy trì mở cửa các điểm bán hàng bằng cách mở rộng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu.

Tập đoàn Central Retail, chủ sở hữu hệ thống Nguyễn Kim cho biết, 15 trung tâm mua sắm Nguyễn Kim ở khu vực Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh thành sẽ bán các mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, đường, dầu ăn, muối, bột ngọt.

Các siêu thị điện máy này cũng bổ sung những mặt hàng được người dân đang quan tâm hiện nay như nước rửa tay, nước rửa chén, xịt phòng hay thực phẩm khô: mì gói, thực phẩm chế biến đóng hộp...

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail cho biết, toàn bộ nguồn hàng bán ở Nguyễn Kim đều lấy từ hệ thống Big C, đảm bảo chất lượng và được bán với giá bình ổn, tương tự như đang áp dụng tại hệ thống siêu thị hiện hữu.

Những cú xoay chiều thị trường phá vỡ nhu cầu tiêu dùng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã như một cơn lốc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đối đầu với nhiều khó khăn. Đây cũng như một phép thử tạo nên những chuyển biến về tư duy, về hành động để các doanh nghiệp trong đó có ngành hàng điện tử, điện máy có thể thoát ra khỏi cơn “bĩ cực” hiện nay.

Hoài Phi

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data