Thêm những mùa vải ngọt
Không chỉ có vậy, người trồng vải năm nay còn vui hơn, bởi thay vì phụ thuộc vào thị trường truyền thống là Trung Quốc thì từ năm 2015, quả vải Lục Ngạn đã bắt đầu hướng đến nhiều thị trường mới, khó tính như Mỹ, Nhật, các nước châu Âu… và đã bước đầu khẳng định được thương hiệu, vị thế.
![]() |
Chưa năm nào hoạt động xuất khẩu vải thiều tại Lục Ngạn lại diễn ra sôi động như năm nay |
Năm 2016, toàn huyện Lục Ngạn có 16.293 ha vải thiều, trong đó diện tích vải sớm khoảng 1.750 ha (chiếm khoảng 10,8%), còn lại là vải chính vụ. Để nâng cao chất lượng, giá trị quả vải, Lục Ngạn đã đẩy mạnh phát triển diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP lên 10.500 ha; sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 158 ha.
Diện tích vải thiều được Mỹ cấp mã số vùng trồng IRADS là 158 ha (tăng 97,66 ha so năm 2015) với 327 hộ, tập trung tại xã Hồng Giang và Giáp Sơn, bảo đảm điều kiện xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong Liên minh châu Âu…
Theo dự báo, tổng sản lượng vải thiều toàn huyện năm nay ước đạt 70.000 tấn, trong đó, vải chín sớm ước đạt 8.400 tấn; vải chính vụ ước đạt 61.600 tấn. Riêng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP ước đạt 42.000-45.000 tấn, chiếm 65% tổng sản lượng.
Có thể thấy niềm vui được giá, được mùa hiện hữu trên từng khuôn mặt người dân Lục Ngạn năm nay. Anh Nguyễn Hữu Minh (thị trấn Chũ, Lục Ngạn) tươi cười, vải năm nay có giá từ 20.000 đến 40.000đ/kg tùy mẫu mã, đây là giá khá cao so với mặt bằng chung mọi năm. Có được kết quả này, ngoài nỗ lực chăm sóc, nâng cao chất lượng quả vải của mỗi người dân, còn có sự nỗ lực của các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương.
Quả thực là vậy, chưa năm nào sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân lại rõ nét đến vậy. Ngay từ những ngày đầu vụ, UBND huyện Lục Ngạn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và công nghệ, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều tại huyện, mời một số tỉnh biên giới phía Bắc tham gia.
Đặc biệt, đã tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tại Lào Cai với sự tham gia của các cơ quan, ban ngành các tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên; hơn 100 DN Việt Nam và Trung Quốc, cùng chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu (Trung Quốc).
Huyện Lục Ngạn cũng đã tổ chức xúc tiến thương mại tại tỉnh Lạng Sơn với sự tham gia của chính quyền nhân dân tỉnh Bằng Tường, khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Năm 2016 cũng là năm đầu tiên huyện có chủ trương xúc tiến thương mại tại TP Hà Nội thông qua Tuần lễ vải thiều Bắc Giang tại Thủ đô.
Theo một lãnh đạo huyện thì “Chưa năm nào hoạt động xuất khẩu vải thiều tại Lục Ngạn lại diễn ra sôi động như năm nay. Có được thành công này, một phần là nhờ sự áp dụng bài bản của người nông dân trong phương thức trồng trọt, chăm sóc. Mặt khác, đó là nhờ sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, thương nhân.
Năm nay, ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, vải thiều Lục Ngạn đã tiếp cận được một vài thị trường mới và khó tính như: Mỹ, Úc, Pháp, Anh… Chính hiệu ứng từ việc tiếp cận được các thị trường khó tính này, đã tác động mạnh mẽ đến việc tiêu thụ, thu mua của các DN, đưa giá thành sản phẩm tăng lên và ổn định”.
Bên cạnh đó, thì việc tạo điều kiện của các bộ, ngành cũng là động lực tốt để quả vải Lục Ngạn vươn xa. Đó là sự hỗ trợ về phương tiện vận chuyển, chiếu xạ quả vải ngay tại Hà Nội rồi các hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều, hỗ trợ vải thiều thông quan nhanh tại cửa khẩu các tỉnh biên giới Lào Cai, Lạng Sơn…
Các bộ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với UBND TP. HCM, Bắc Giang và Hải Dương đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại các tỉnh, thành phía Nam… Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, bộ đang chủ động cùng các địa phương, hiệp hội tìm thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững cho quả vải.
Trong năm 2016 đã diễn ra nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ tiêu thụ trái cây này, như Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ quả vải và nông sản tỉnh Hải Dương, Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2016 tại tỉnh Bắc Giang...
Sẽ có thêm nhiều mùa quả ngọt nữa cho Lục Ngạn nói riêng, cũng như các vùng nông sản nói chung nếu có sự chung sức đồng lòng cùng vào cuộc của người dân, chính quyền các cấp. Người dân tập trung đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật mới để tăng năng suất, chất lượng cây trái, chính quyền các cấp tạo cơ chế cho DN thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng, thuận tiện. Và như thế, chắc chắn sẽ vơi đi nhiều nỗi lo “được mùa mất giá”!
Ngày 20/6/2016, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khánh thành dây chuyền chế biến vải thiều tươi xuất khẩu đầu tiên tại huyện Lục Ngạn, công suất đạt 1 tấn quả/giờ. Dự án có tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng được triển khai từ đầu năm 2016 do Viện Nghiên cứu, chế tạo chuyển giao tại HTX Sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang. Theo đó, vải thiều và nhiều loại hoa quả khác sau thu hoạch được chọn lọc chế biến qua một hệ thống thiết bị xử lý khép kín, bảo đảm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. |
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
