agribank-vietnam-airlines

Thấy gì qua diễn biến tỷ giá

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh
TS. Nguyễn Thị Kim Thanh  - 
Diễn biến tỷ giá từ đầu năm đến nay rất sát với biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Đó là dấu hiệu tích cực về hiệu quả điều hành tỷ giá của NHNN, tính thị trường trong điều hành tỷ giá được gia tăng. Qua đó buộc các thành viên thị trường phải tăng năng lực dự báo biến động tỷ giá thị trường trong nước và quốc tế. 
aa
Bớt nỗi lo tỷ giá cuối năm
Tỷ giá: Duy trì ổn định từ sự điều hành linh hoạt
Không lo giảm nguồn thu ngoại tệ

Tỷ giá vốn là một biến số kinh tế vĩ mô có tác động đến lạm phát và ổn định thị trường tài chính. Nhưng đồng thời tỷ giá cũng có tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế, đảm bảo một vị thế cán cân thanh toán mạnh. Theo đó tỷ giá gắn với các biến số kinh tế thực, là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Mức độ tác động của tỷ giá đến các biến số kinh tế thực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế có khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của quốc gia và giai đoạn phát triển.

Với hơn 70% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam được hình thành từ nguyên vật liệu hàng nhập, nên tỷ giá trong nền kinh tế của chúng ta là công cụ có tác động chủ yếu đến khuyến khích xuất khẩu. Song lại có tác động mạnh đến ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là có tác động mạnh đến lạm phát kỳ vọng, vì vậy giữ ổn định tỷ giá luôn được đặt ra trong suốt thời kỳ từ khi đổi mới đến nay.

Thấy gì qua diễn biến tỷ giá
Ảnh minh họa

Cách thức thực hiện ổn định tỷ giá được thực hiện khác nhau trong mỗi thời kỳ. Khi tỷ giá biến động mạnh, để bình ổn thị trường, NHNN thường cam kết ổn định tỷ giá dao động tăng trong một biên độ nhất định (thường cam kết tỷ giá không tăng 2-3%), điển hình như giai đoạn 1998-2004, giai đoạn 2011-2015.

Và để đảm bảo sự cam kết này, NHNN phải tích cực can thiệp bán ngoại tệ tăng cung để bình ổn. Cách thức điều hành này có tác động nhanh đến việc ổn định tỷ giá thị trường. Điều này cũng đã được minh chứng rõ, khi tỷ giá VND biến động mạnh sau hai cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tỷ giá đã nhanh chóng được ổn định trở lại ngay sau khi NHNN tuyên bố điều chỉnh tăng tỷ giá và cam kết mức dao động tỷ giá.

Tuy nhiên việc cam kết mức dao dộng nếu kéo dài sẽ có những ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển thị trường ngoại hối, bởi một khi NHNN cam kết như vậy thì các thành viên thị trường không lo phòng ngừa rủi ro tỷ giá, qua đó các sản phẩm thị trường sẽ không phát triển phong phú…

Năm 2016, NHNN tiếp tục thực hiện bình ổn tỷ giá, song không có sự cam kết biên độ dao động, đi kèm với phương thức điều hành tỷ giá trung tâm, gắn với biến động tỷ giá của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Diễn biến tỷ giá trong mấy tháng gần đây tương đối ổn định, có lúc tăng nhẹ, nhưng cũng có lúc giảm nhẹ, xoay quanh mức 22.300 đồng/USD.

Từ đầu tháng 9 đến nay có xu hướng giảm nhẹ (đồng Việt Nam lên giá). Xét trên bình diện chung trên thị trường thế giới biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền (EUR, JPY, CAD, CHF, GBP, SEK), có xu hướng giảm (ngày 7/9 giảm 0,95%). Điều này cũng là một trong số nguyên nhân đồng Việt Nam lên giá, thêm vào đó dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng, nhất là đầu tư gián tiếp...

Nói cách khác nguồn cung ngoại tệ đang gia tăng, có thể thấy qua diễn biến tỷ giá từ đầu năm đến nay rất sát với biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Đó là dấu hiệu tích cực về hiệu quả điều hành tỷ giá của NHNN, tính thị trường trong điều hành tỷ giá được gia tăng. Qua đó buộc các thành viên thị trường phải tăng năng lực dự báo biến động tỷ giá thị trường trong nước và quốc tế.

Các NHTM phải đa dạng hóa các sản phẩm phòng ngừa biến động tỷ giá. Điều này cũng sẽ góp phần thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô được đặt ra từ đầu năm của NHNN.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data