agribank-vietnam-airlines

Thanh toán không dùng tiền mặt: Cần các giải pháp đồng bộ và quyết liệt

Hà Thành thực hiện
Hà Thành thực hiện  - 
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là chủ trương lớn của Chính phủ. Với vai trò là ngành xương sống của nền kinh tế, thời gian qua, các ngân hàng cũng đã nhanh chóng nhập cuộc bằng nhiều giải pháp để thúc đẩy TTKDTM.
aa
thanh toan khong dung tien mat can cac giai phap dong bo va quyet liet Đa số ý kiến đánh giá cao Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
thanh toan khong dung tien mat can cac giai phap dong bo va quyet liet Hạn chế giao dịch tiền mặt để ngừa virus Corona
thanh toan khong dung tien mat can cac giai phap dong bo va quyet liet
Các ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia TS. Lê Xuân Nghĩa tìm ra những gợi mở chính sách nhằm thúc đẩy chủ trương lớn này diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ông đánh giá thế nào về thực trạng TTKDTM tại Việt Nam?

Như chúng ta thấy, TTKDTM không chỉ là chủ trương lớn của Chính phủ mà nó là xu hướng lớn của thế giới. Các ngân hàng trên thế giới đã đi trước chúng ta khá xa về dịch vụ thanh toán và đặc biệt là TTKDTM. Ai cũng biết, TTKDTM tạo ra lợi thế rất lớn, làm cho đồng tiền được sử dụng có hiệu quả hơn, dòng luân chuyển tiền tệ nhanh hơn, an toàn hơn và hạn chế được những tiêu cực về tham nhũng, rửa tiền, các hoạt động tài chính phi chính thức…

Tại Việt Nam, trong 4 năm qua, tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt giảm được đâu đó khoảng hơn 3% từ 11% giảm xuống còn 7,8%. Một số NHTM đã bắt đầu đầu tư phát triển ngân hàng số, hình thành các hệ sinh thái để vừa phát triển dịch vụ mới, vừa thúc đẩy tiến độ TTKDTM nhanh hơn. Hàng loạt các công ty Fintech, trong đó có 5 - 6 công ty lớn đang hoạt động hiệu quả góp phần tích cực giảm sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.

Mặc dù đạt kết quả tích cực, so với các nước cùng khu vực, Việt Nam vẫn còn đi chậm hơn trong thúc đẩy TTKDTM. Chúng tôi đã khảo sát tại các thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thanh toán dùng tiền mặt tuy có giảm hơn so với trước đây, nhưng chưa có bước đột phá. Còn khu vực buôn bán lẻ từ ngoại thành vào thành phố, hộ gia đình, tiểu thương nhất là ở nông thôn… hình thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn sử dụng nhiều.

Nguyên nhân nào khiến thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn nhiều, thưa ông?

Có rất nhiều lý do. Nguyên nhân lớn nhất là nền kinh tế phi chính thức hoạt động khá lớn. Có thể thấy thực tế, doanh nghiệp, người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ rất ngại sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại, bởi làm như vậy không giấu được doanh thu, đồng nghĩa họ sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, nhất là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân. Do đó, họ vẫn lựa chọn hình thức thanh toán truyền thống để trốn được thuế…

Cản trở thứ hai là văn hóa của công chúng, khi trong túi không có tiền mặt thì không yên tâm. Trở ngại thứ ba là thu nhập của dân cư Việt Nam còn rất thấp. Người dân phải phân các nguồn thu nhập nhỏ đó ra rất nhiều món để chi tiêu hàng ngày. Chính vì vậy, họ cảm thấy khá bất tiện khi phải sử dụng nhiều phương tiện thanh toán khác nhau. Chưa kể, có bộ phận người dân nhất định cảm thấy nếu không dùng tiền mặt thì họ không sử dụng vào một số mục đích cá nhân mang tính nhạy cảm như hối lộ... Do vậy, họ muốn duy trì tỷ lệ tiền mặt nhất định nào đó.

Ngoài ra, còn nhiều lý do khác đó là chính sách khuyến khích cũng như cơ chế phạt đều chưa có hoặc chưa đủ mạnh. Vốn liếng để đầu tư vào công nghệ của Fintech, ngân hàng hạn hẹp. Đối với các công ty Fintech, các trung gian thanh toán, họ cần có khoản đầu tư lớn vào các thiết bị có thể giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt như hệ thống QR Code… đặt ở các siêu thị, chợ bán lẻ tập trung, các quán cà phê, khách sạn, nhà hàng… Chưa kể, họ còn phải đầu tư vào nguồn nhân lực cũng khá tốn kém.

Vậy thời gian tới, chúng ta nên có những giải pháp nào để thúc đẩy lộ trình TTKDTM đi nhanh hơn, có sức lan tỏa mạnh hơn, thưa ông?

Có rất nhiều việc cần phải giải quyết cả về văn hóa, tài chính, kinh tế, thuế khóa, công nghệ, vốn đầu tư, pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng đẩy nhanh số hóa nền kinh tế. Tôi cho rằng, ngân hàng giữ vai trò trọng tâm. Bởi ngân hàng là đơn vị hoạt động kinh tế có khả năng số hóa nhanh nhất. Khảo sát gần đây của chúng tôi cho thấy mới chỉ vài ngân hàng xây dựng được hệ sinh thái ngân hàng số, nhưng cũng chỉ là hệ sinh thái đơn giản. Điều này cho thấy ngân hàng mới đang tiến những bước đầu tiên vào con đường số hóa. Thời gian tới các ngân hàng cần phải cải thiện vấn đề này mới kỳ vọng đẩy nhanh TTKDTM, mặt khác đây cũng là một nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược ngành Ngân hàng.

Để làm được điều này, sắp tới ngành Ngân hàng nên thiết kế lại đưa hệ thống module mạnh hơn về số hóa ngân hàng. Một mặt vừa làm tăng hiệu quả của các công cụ thanh toán, mặt khác giảm chi phí hoạt động ngân hàng, đặc biệt là chi phí về mặt nhân sự… Cuối cùng các ngân hàng phải xây dựng theo xu hướng ngân hàng dữ liệu lớn – Big Data. Có như vậy, mới đủ khả năng hình thành được thêm các sản phẩm trí tuệ nhân tạo, robot vào hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng hoạt động của ngành Ngân hàng.

Vấn đề cải thiện nền tảng pháp lý cần phải được chú trọng hơn. Chúng ta có các chính sách mở cửa thị trường thanh toán, song cơ sở pháp lý về số hoá nền kinh tế còn khá trống vắng. Chẳng hạn, toàn bộ nền tảng pháp lý về thanh toán tự động là chưa có. Hiện mới có thanh toán bù trừ liên ngân hàng, còn thanh toán bù trừ tự động là chưa có. Ngoài ra, cũng chưa có quy định với những loại thanh toán nào thì phải TTKDTM, kèm theo đó phải có những chế tài…

Để đẩy nhanh tiến độ TTKDTM, theo tôi, ngoài nỗ lực của ngân hàng, Fintech, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ thuế để khuyến khích TTKDTM cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện tại, những người kinh doanh, buôn bán nhỏ đang sử dụng cơ chế thuế đàm phán, giờ muốn họ chuyển sang thuế công khai… thì phải có chính sách khuyến khích như giảm thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp… đảm bảo chênh lệch nộp thuế không đáng kể. Sau khi mọi thứ dần dần đi vào quy củ, cơ quan quản lý kiểm soát và có chế tài xử phạt đối với những người vi phạm liên quan đến thuế. Còn nếu để như hiện nay họ thấy rằng lợi ích của việc trốn thuế cao hơn lợi ích của TTKDTM thì họ vẫn tiếp tục giấu giếm doanh thu. Đó là một trong những trở ngại lớn nhất.

Ngoài ra, chúng ta nên nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước có công cụ kích thích về TTKDTM như giảm trừ cho các khoản TTKDTM với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khi đó các trung tâm thanh toán tiết kiệm được chi phí, đẩy nhanh doanh số thì họ mới tích cực tham gia hoạt động này. Về các chính sách mở cửa thị trường thanh toán, sẽ không chỉ đơn thuần là cấp phép mà còn phải xem các tổ chức sử dụng công nghệ gì, có ích cho hệ thống thanh toán của quốc gia hay không thì mới cấp phép.

Điều quan trọng nữa là nhận thức, hành động từ phía các cơ quan quản lý, ngân hàng, đến khách hàng cần phải đồng hành với quá trình số hoá thì thúc đẩy TTKDTM mới có thể đạt được như kỳ vọng. Đây là những vấn đề cần phải khắc phục mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

Hà Thành thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Techcombank: Cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm

Techcombank: Cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm

Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp chi nhánh với phiên bản mới khác biệt vượt trội. Trong năm 2025, 19 chi nhánh tỉnh đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành - đặt nền móng cho lộ trình nâng cấp toàn bộ chi nhánh trong giai đoạn sắp tới. Mô hình mới được kỳ vọng sẽ đem đến trải nghiệm hiện đại, số hóa giao dịch toàn diện, cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm và mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng. Chiến lược này là một phần quan trọng trong hành trình “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống” của Techcombank với vị thế là Ngân hàng “top” đầu, tiên phong dẫn dắt ngành tài chính hướng tới chuẩn mực tốt nhất.
Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng  trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng

Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng

Khách hàng của Sacombank nay có thể cập nhật sinh trắc học nhanh chóng và thuận tiện thông qua kết nối trực tiếp với VNeID, bên cạnh các phương thức như quét chip thẻ căn cước/căn cước công dân (NFC) hoặc trực tiếp đến Ngân hàng. Đây là một trong những tính năng mới của Sacombank Pay phiên bản 2.4.4.
eCash “made in HDBank”: Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường

eCash “made in HDBank”: Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường

“Một giải pháp tài chính được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu khách hàng nên doanh nghiệp như chúng tôi thụ hưởng rất nhiều lợi ích”, ông Lê Phát Trung - Giám đốc Công ty Xăng dầu Thuận An Yên (TP. Cần Thơ) nhận xét về ứng dụng số eCash của HDBank.
VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Ngày 7/3 vừa qua, VNPAY và Công ty cổ phần New Sports đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra một chương mới trong tiến trình chuyển đổi số ngành thể thao tại Việt Nam.
VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Với mong muốn đồng hành cùng các cán bộ, công chức viên chức theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, VietinBank chính thức ra mắt Gói ưu đãi Điểm tựa tài chính – Kiến tạo tương lai” - giải pháp tài chính toàn diện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ổn định tài chính và hướng tới tương lai bền vững.
Cập nhật sinh trắc học tại Sacombank dễ dàng qua VNeID

Cập nhật sinh trắc học tại Sacombank dễ dàng qua VNeID

Ngày 12/3/2025, Sacombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an đã ký kết hợp tác để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID, đánh dấu bước tiến mới của 2 đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại mang lại tiện ích và tăng cường sự an toàn cho khách hàng.
Chủ thẻ NAPAS đi metro "xé túi mù" nhận quà tặng bất ngờ

Chủ thẻ NAPAS đi metro "xé túi mù" nhận quà tặng bất ngờ

Trong 2 ngày 09 và 10/3/2025, tại ga Ga An Phú và Ga Nhà hát thành phố thuộc tuyến Metro 01 – TP Hồ Chí Minh, mỗi khách hàng khi đi metro và thanh toán chạm thẻ NAPAS sẽ nhận ngay 1 món quà bất ngờ đang là hot trend – quà tặng “xé túi mù”.
Combo siêu ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói Thuê bao bảo lãnh từ VietinBank

Combo siêu ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói Thuê bao bảo lãnh từ VietinBank

Đáp ứng nhu cầu phát hành bảo lãnh của doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2025, VietinBank đã cho ra mắt 99 gói Thuê bao bảo lãnh dành cho các khách hàng doanh nghiệp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data