hoa-sen-home-mb

Tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Vùng Đông Nam Bộ có đủ điều kiện để trở thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội, là đầu tàu và hình mẫu phát triển của cả nước, quy hoạch vùng phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tinh thần chung là kiến tạo phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng. Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ tại Hội nghị lần thứ 2 của Hội đồng với chủ đề tham vấn quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức ngày 26/11.
aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ

"Mở đường", tạo ra các động lực phát triển

Tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo quy hoạch vùng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo xây dựng nghiêm túc, bài bản, công phu, khoa học, trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia, 16 quy hoạch ngành quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 22 quy hoạch ngành quốc gia đã và đang được thẩm định, hoàn thiện để trình phê duyệt.

Tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia về tổ chức không gian phát triển; giúp "mở đường", tạo ra các động lực phát triển, tiềm năng phát triển, không gian phát triển mới của cả nước, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương.

Xác định rõ vị trí, vai trò của quy hoạch, ngay từ những ngày đầu tổ chức lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong vùng để triển khai lập quy hoạch vùng. Quy hoạch đã nghiên cứu những lợi thế, tiềm năng cũng như hạn chế của vùng và đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, đột phá.

Thứ nhất, quy hoạch khẳng định quan điểm phải đổi mới tư duy về phát triển vùng, chủ động nắm bắt, tận dụng các cơ hội, tập trung nguồn lực giải quyết các điểm nghẽn, mâu thuẫn, xung đột, cản trở trong phát triển. Trong đó, việc quan trọng là phải tạo các cơ chế, chính sách để hình thành các động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới.

Thứ hai, nhấn mạnh yêu cầu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính... Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành và phát triển nhanh các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Thứ ba, xác định rõ hệ thống các hành lang phát triển chủ yếu của vùng; cụ thể hóa các hành lang kinh tế trên địa bàn vùng được nêu trong quy hoạch tổng thể quốc gia; bổ sung các hành lang kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với vùng, bổ trợ cho các hành lang kinh tế của quốc gia, tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển các tiểu vùng.

Thứ tư, định hướng tổ chức lại không gian phát triển công nghiệp vùng gắn với chia sẻ chức năng giữa các địa phương trong vùng, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi công năng, mô hình phát triển các khu, cụm công nghiệp để dành không gian phát triển đô thị hiện đại tại các khu vực mật độ cao hiện hữu.

Thứ năm, nêu bật yêu cầu phải hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ, hiện đại; góp phần giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng. Chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông bảo đảm kết nối thông suốt giữa các đô thị, trung tâm kinh tế, cảng biển của vùng và kết nối liên vùng.

Thứ sáu, xác định rõ hơn các nhiệm vụ chủ yếu trong liên kết vùng, tập trung thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phát triển dọc theo các hành lang kinh tế; phân bố lại không gian sản xuất công nghiệp gắn với phát triển đô thị hiện đại; phát triển dịch vụ logistics, du lịch…

Tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch phải mở, khả thi và hiệu quả

Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham vấn, lấy ý kiến của các thành viên, ủy viên của Hội đồng điều phối vùng, các cơ quan, tổ chức liên quan, các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học đối với bản dự thảo quy hoạch. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để trình phê duyệt theo quy định.

Trong phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, đến nay đã hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định quy hoạch; cảm ơn các ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết và đề xuất kiến nghị nhiều giải pháp phù hợp, sát với thực tiễn và khả thi.

Tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030

Thủ tướng nhấn mạnh, quy hoạch phải mở và vận dụng linh hoạt, không vướng mắc khi có biến động lớn; có nguồn lực thực hiện, bám sát tình hình thực tiễn để thực hiện một cách khả thi, bài bản, khoa học, hiệu quả. Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng.

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình xây dựng quy hoạch, cần nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và cả những khó khăn, thách thức của vùng. Với tiềm năng rất đặc biệt về con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hóa, vùng có đủ điều kiện để trở thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội, là đầu tàu và hình mẫu phát triển của cả nước. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch vùng phải phát huy nội lực con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa, lịch sử và các nguồn lực bên ngoài về tài chính, công nghệ, quản lý… để phát triển toàn diện, bền vững vùng Đông Nam Bộ - vùng động lực, cực tăng trưởng của cả nước.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng và các địa phương trong vùng.
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data