Tham nhũng trong kinh doanh - tác hại và phòng chống
![]() | Liêm chính trong kinh doanh còn quan trọng hơn phòng, chống tham nhũng |
![]() | Phòng, chống tham nhũng phải hiệu quả hơn nữa |
![]() | Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật |
Nhức nhối trong khu vực tư
Nỗ lực phòng chống tham nhũng của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Nhiều vụ việc lớn đã xử lý và được xã hội đồng tình. Nhưng vấn nạn này vẫn đã đang rất nhức nhối, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Chỉ số Cảm nhận tham nhũng năm 2018 trên bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế cũng cho thấy, Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng thứ 117/180.
Trước đây, “tham nhũng” gần như được mặc định gắn với khu vực nhà nước và doanh nghiệp là nạn nhân bị công chức, viên chức nhà nước gây khó dễ, vòi vĩnh, đòi hỏi… Nhưng doanh nghiệp không chỉ là nạn nhân, mà còn là tác nhân gây tham nhũng khi thực hiện các hành vi tiếp tay.
![]() |
Các doanh nghiệp, luật sư và chuyên gia thảo luận về chống tham nhũng bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp hướng tới thực hiện hiệu quả quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư |
Tổng kết việc thực hiện phòng chống tham nhũng thời gian qua cho thấy, tham nhũng không chỉ xảy ra trong mối quan hệ giữa khu vực tư và khu vực công, mà còn xảy ra trong nội bộ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong các tổ chức ngoài nhà nước. Giữa các doanh nghiệp với nhau cũng xảy ra hiện tượng này. Các hành vi tham nhũng khá đa dạng như đòi hoa hồng, gửi giá, gợi ý đòi nhận lợi ích bất chính từ đối tác để tư lợi và gây thiệt hại cho doanh nghiệp mình. Đó cũng có thể là hành vi vụ lợi, đòi hoặc nhận một lợi ích bất chính từ nhân viên cấp dưới, khai tăng chi phí tiêu hao vật tư, gian lận trong thu mua nguyên liệu đầu vào, gian lận khi mua sắm thiết bị, dàn xếp các hoạt động đấu thầu… Trong nội bộ các doanh nghiệp tư nhân cũng xảy ra hiện tượng một số người lợi dụng quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản…
“Những điều này cũng khiến dư luận nhìn vào doanh nghiệp với con mắt nghi ngờ, thiếu thiện cảm, trong khi rất nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, có hiệu quả cao, đóng góp nhiều cho xã hội và nền kinh tế”, TS. Trần Đức Lượng - nguyên Phó tổng Thanh tra Chính phủ chia sẻ. Ông Trần Ngọc Liêm - Phó tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh: “Tham nhũng trong khu vực tư đang ngày càng phát triển và có nguy cơ gây ra hệ lụy nghiêm trọng đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và tác động xấu đến môi trường đầu tư… cũng là một vấn nạn và thách thức đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở Việt Nam”.
Vì thế, phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư là yêu cầu tất yếu. Để nhấn mạnh điều này, ông Nguyễn Quang Vinh dẫn ra con số của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): mỗi năm mức “chi” cho tham nhũng tương đương với 5% GDP toàn cầu, khoảng 2,6 nghìn tỷ USD. Ông nhấn mạnh, tham nhũng không chỉ làm tăng chi phí doanh nghiệp mà còn gây bất ổn cho các công ty, gây cản trở, đe dọa sự phát triển vững kinh tế, kìm hãm phát triển của doanh nghiệp và gây hậu quả nghiêm trọng. Tham nhũng trong doanh nghiệp cũng gây ra thói quen kinh doanh thiếu lành mạnh, làm méo mó các bản chất kinh tế. Chống tham nhũng trong khu vực tư chính là làm lành mạnh hóa nền tảng tương tác giữa doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, đồng thời cũng là thành tố quan trọng giúp tăng trưởng tăng cường hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hành lang pháp lý đã có, nhưng thực hiện thế nào?
Luật Phòng chống tham nhũng đã được Quốc hội ban hành ngày 1/7/2019, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 59/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật trên. Điểm mới của Nghị định là mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ra cả khu vực ngoài nhà nước
Theo đại diện của các doanh nghiệp, các luật sư và chuyên gia quốc tế, Nghị định 59 “là một bước tiến mới trong phòng chống tham nhũng”, và phòng chống tham nhũng trước hết phải được coi là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Để chống tham nhũng, doanh nghiệp cần đóng vai trò chủ động và tích cực trong việc thực hiện pháp luật và quy định, đồng thời phải đảm bảo thúc đẩy công bằng, bao trùm, liêm chính, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong chính hoạt động kinh doanh của mình.
“Liêm chính trong kinh doanh còn quan trọng hơn phòng chống tham nhũng”, ông Florian Beranek – Chuyên gia của UNDP về Trách nhiệm xã hội và hoạt động kinh doanh có trách nhiệm RBC phát biểu. Kinh doanh không liêm chính sẽ khiến nguy cơ các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế bị phá vỡ và dần hình thành những thói quen kinh doanh bất chính, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của chính nền kinh tế. Vì vậy để phòng chống tham nhũng thì tốt nhất là xây dựng một môi trường minh bạch, liêm chính nơi mà tham nhũng không có cơ hội. Cũng cùng quan điểm, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh rằng: “Chính vì chính sách còn bất cập, quy định pháp luật vừa chồng chéo vừa nhiều khoảng trống... là cơ hội để gây khó, để đòi hỏi”. Chính vì có những điều kiện kinh doanh quá ngặt nghèo, bất hợp lý, có những quy định không phù hợp đang là rào cản thì họ - doanh nghiệp phải vượt rào phải làm trái quy định, muốn vậy phải có quà. Muốn ngăn chặn tham nhũng thì phải tiếp tục cải cách hoàn thiện thể chế và khung pháp lý, xóa bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình”.
Và như vậy, doanh nghiệp liêm chính sẽ thu hút được người tài. Liêm chính trong doanh nghiệp là sản phẩm của lãnh đạo đúng đắn.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
