Tạo dựng văn hóa bán hàng an toàn
Nó cho thấy một thực trạng từ khâu sản xuất, cung ứng đến kiểm soát, tiêu thụ đều tiềm tàng những nỗi lo không an toàn.
![]() |
Tăng cường giám sát, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm |
Vì sao vậy? Vì chúng ta chưa có một văn hóa sản xuất, cung cấp hàng an toàn. Người kinh doanh vẫn đặt lợi nhuận lên trên hết, chưa coi trọng sức khỏe chung của cộng đồng, chưa tạo thành nề nếp về một nền nông nghiệp an toàn, bền vững.
Bởi thế, ở đâu người ta cũng nói đến vấn đề này. Từ siêu thị, các chợ cóc, chợ dân sinh đến cả những cái chợ tạm ở ven đường nông thôn, ngay các cánh đồng rau củ quả… Rồi từ các trang trại nuôi heo, ấp trứng đến các lò sản xuất rượu, các cửa khẩu nhập hàng từ nước ngoài về.
Nhiều người dân sử dụng và chỉ biết phó mặc, chứ không thể tìm hiểu được rằng thứ mình dùng có an toàn không, có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Thậm chí có người còn thốt lên: Ăn thì chết từ từ, mà không ăn thì chết ngay tức khắc.
Điều đó lại chứng tỏ, người dân chúng ta sống trên nỗi lo về thực phẩm. Người dân ta là nạn nhân nhưng cũng chính là thủ phạm của nỗi lo lắng đó. Ai cũng cố sản xuất ra thật nhiều và bán chạy hàng. Rất ít người nghĩ rằng từ chính bản thân, gia đình phải sản xuất sản phẩm an toàn đã, rồi mới tính đến chuyện lợi nhuận. Nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn là có thật, và là quyền của mỗi người. Và mỗi người đều nghĩ được như thế, đồng thời tự chủ động để xây dựng văn hóa cung cấp thực phẩm an toàn, thì sẽ giảm được biết bao nguy cơ và nỗi lo về bệnh tật.
Đến thời điểm này, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018 đang rất rốt ráo thực hiện nhiệm vụ.
Các đoàn kiểm tra đã và đang đi đến các tỉnh, thành để kiểm tra, tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Mậu Tuất và các lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ gia thực phẩm và các cơ sở dịch vụ ăn uống.
Năm 2017, Hà Nội đã thành lập 817 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Tiến hành kiểm tra 110.930 cơ sở, phát hiện vi phạm và xử lý 22.562 cơ sở. Đó chỉ là tính riêng một thành phố. Cơ quan chức năng đã nỗ lực, xử lý và đó chỉ là con số được cơ quan chức năng “chạm” đến. Còn chưa tính đếm được các cơ sở bị bỏ sót. Nó cho thấy mức độ đã khủng khiếp lắm rồi.
Chúng ta đều hiểu rằng, phòng hơn chống. Bởi vậy, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị nhỏ và vừa thật có lý khi cho rằng, cần phải xây dựng hệ thống bán lẻ, tư duy bán hàng an toàn cho mọi đối tượng, để mỗi người thấy rằng trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là của mọi người, toàn xã hội chứ không của riêng tổ chức nào. Nếu không xây dựng được văn hóa ấy, thì chúng ta mãi đi xử lý sự vụ. Mà các đối tượng sẽ vẫn tìm mọi cách đối phó, chỉ để mình được lợi bằng mọi giá.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
