Tăng thu dịch vụ, giảm phụ thuộc tín dụng
Tín dụng tiêu dùng tăng tốc Đà Nẵng: Triển khai nhiệm vụ tín dụng chính sách năm 2025 Lãi vay chương trình kết nối ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh chỉ khoảng 4%/năm |
![]() |
Ông đánh giá thế nào về vai trò của tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng?
Cho vay là nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng, chiếm gần 80% cơ cấu thu nhập hoạt động ở các nhà băng. Khi tín dụng tăng tốt, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng trưởng tích cực. Đơn cử như trong năm 2024, tăng trưởng tín dụng có sự cải thiện rõ rệt ở mức 15,08%, giúp lợi nhuận của các ngân hàng có sự tăng trưởng tốt. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới, nhất là trong năm 2025, một năm được đánh giá khá lạc quan đối với triển vọng lợi nhuận của ngân hàng, nhất là tăng trưởng tín dụng.
Vì sao ông nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2025?
Năm 2025 là năm có ý nghĩa bản lề trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm, chính vì thế, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên, tạo nền tảng để tăng trưởng cao hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Với vai trò mạch máu của nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% có điều chỉnh theo tình hình thực tế, nếu điều kiện vĩ mô cho phép còn có thể tăng thêm. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng đang cho thấy sự linh hoạt trong điều hành phân bổ room tín dụng, tạo thêm nhiều điều kiện để các nhà băng chủ động hơn trong việc tăng trưởng tín dụng. Mặc khác, nền kinh tế đang có những tín hiệu hồi phục tích cực đến từ xuất khẩu, sản xuất trong nước, đầu tư công được thúc đẩy… Một loạt chính sách đang được đẩy mạnh như cho vay nhà ở xã hội, cho vay các lĩnh vực ưu tiên… Tất cả những yếu tố trên sẽ thúc đẩy tín dụng của các ngân hàng tăng trưởng tốt trong năm nay. Tuy nhiên, song song với việc tăng trưởng tín dụng, ngân hàng cũng cần đi đôi với đảm bảo chất lượng các khoản vay, cần nắn dòng vốn vào các lĩnh vực có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng phải quản trị rủi ro một cách chủ động, để đạt được cả hai mục tiêu chất và lượng của tín dụng.
Tăng thu ngoài lãi là đích nhắm của nhiều ngân hàng. Song hiện tại tỷ lệ này vẫn nhỏ trong lợi nhuận của ngân hàng. Vì sao lại như vậy thưa ông?
Trong một nghiên cứu của tôi, từ dữ liệu thực tế cho thấy, thu ngoài lãi có vai trò quan trọng trong lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng đến nay, cơ cấu thu nhập hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn còn nặng về thu lãi, nên tỷ trọng thu dịch vụ vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và còn khoảng cách xa so với các quốc gia khác.
Tuy nhiên không phải lúc nào tăng thu ngoài lãi bằng mọi giá cũng tác động tốt đến các nhà băng. Rủi ro của hoạt động thu ngoài lãi cũng không kém so với rủi ro tín dụng. Đơn cử như thu trong mảng ngoại hối, chứng khoán… cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu sâu về các lĩnh vực này, thường xuyên cập nhật các quy định pháp lý. Vì vậy, muốn tăng thu ngoài lãi, ngân hàng phải xây dựng một quy trình quản trị nội bộ, giám sát độc lập cho từng dịch vụ ngay từ ban đầu và tuỳ theo điều kiện cụ thể mà phát triển các hoạt động thu ngoài lãi đang mang lại hiệu quả tốt như dịch vụ quản lý tài sản, thanh toán…
Trong chiến lược dài hạn, thu ngoài lãi vẫn được khuyến khích mở rộng để tránh tình trạng “độc canh” tín dụng. Nhìn ở khía cạnh tích cực, ngành Ngân hàng Việt Nam còn nhiều dư địa để gia tăng thu nhập từ phí dịch vụ, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Vì vậy, các ngân hàng nên xây dựng kế hoạch tăng thu ngoài lãi phù hợp, tập trung vào thế mạnh từ tệp khách hàng của mình, nhưng lưu ý không quên quản trị rủi ro ở tất cả các hoạt động dịch vụ một cách bài bản.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
