agribank-vietnam-airlines

Tăng sức ép để Fed giảm lãi suất

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiếp tục tạo sức ép lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với việc viết trên Twitter rằng, Fed nên cắt giảm lãi suất xuống còn 0% hoặc thậm chí về mức âm.
aa
Nhà Trắng coi Fed là thách thức số 1, thực tế không phải vậy
Chủ tịch Fed sẽ nói gì tại Jackson Hole?
Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 5 lần nữa trước tháng Tư, các nhà phân tích dự đoán

Gia tăng sức ép

“Fed nên giảm lãi suất xuống còn 0%, hoặc thấp hơn, và sau đó chúng ta nên bắt đầu tái cấp vốn cho khoản nợ của mình. Chi phí lãi suất có thể được giảm xuống, đồng thời kéo dài đáng kể thời hạn. Chúng ta sẽ có đồng tiền, bảng cân đối tài sản tuyệt vời…”, ông Trump viết.

Trong một lời tweet khác, ông Trump nói: “… Hoa Kỳ hoàn toàn có thể giảm lãi suất xuống mức thấp nhất. Thế nhưng sự ngây thơ của Jay Powell và Fed đã không cho phép chúng ta làm những gì mà các quốc gia khác đang làm. Cơ hội chỉ có một lần trong đời mà chúng ta đang bỏ lỡ vì có “những kẻ ngu đần”.

Tăng sức ép để Fed giảm lãi suất
Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích trực tiếp Chủ tịch Fed Powell

Theo các nhà quan sát, động thái này là một sức ép mới từ ông Trump khi mà cuộc họp chính sách tháng 9 của Fed sắp diễn ra (ngày 17-18/9 tới). Mặc dù Fed được dự báo sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa tại cuộc họp này và có thể cắt giảm thêm một lần nữa trước cuối năm nay và một lần nữa vào đầu năm 2020. Song những lời tweet của ông Trump cho thấy, chừng đó là chưa đủ đối với ông.

Một điểm đáng chú ý nữa trong phát biểu trên Twitter lần này là ông Trump cũng đưa ra một đề nghị mới, vốn không có trong các lời chỉ trích trước đây của ông nhắm vào Fed. Theo đó, ông đề nghị Fed tái tài trợ cho khoản nợ của mình. Hiện Hoa Kỳ đang có khoản nợ 22,5 nghìn tỷ USD, trong đó 16,7 nghìn tỷ USD được nắm giữ bởi công chúng. Khoản nợ này đã tăng 2,6 nghìn tỷ USD, tương đương 13% dưới thời Trump, một phần do chính sách cắt giảm thuế hồi năm 2017 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Ý tưởng cho việc tái cấp vốn cho các khoản nợ của liên bang là không có tiền lệ. Trên thực tế, trong chiến dịch tranh cử của mình hồi năm 2016, ông Trump cũng đã từng đề cập tới việc đàm phán lại khoản nợ. Ý tưởng của ông là Mỹ sẽ trả ít hơn mệnh giá đối với khoản nợ của Kho bạc mà họ phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, ý tưởng đó sau đó đã bị bác bỏ vì nếu được triển khai có thể khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng cao hơn, gây nguy hiểm cho vị thế của quốc gia đối với các chủ nợ và đe dọa vị thế của đồng USD như là đồng tiền dự trữ số một trên thế giới.

Một phát ngôn viên của Fed đã từ chối bình luận về các phát biểu mới nhất trên tweet của ông Trump.

Ý tưởng liều lĩnh

“Điều đó là không khả thi và có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư, thị trường tài chính và cuối cùng là nền kinh tế”, Mark Zandi - nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics cho biết. “Các khoản nợ không thể trả trước. Có một mối quan hệ mang tính hợp đồng giữa Kho bạc Mỹ có với các nhà đầu tư. Đây là một khoản thế chấp, đây là khoản nợ của Kho bạc Mỹ. Tôi nghĩ rằng nó sẽ vô cùng bất ngờ đối với thị trường tài chính và lãi suất cuối cùng sẽ tăng chứ không giảm”.

Liên quan tới đề xuất giảm lãi suất về còn 0% hoặc thậm chí là lãi suất âm của ông Trump, Zandi cho biết ông không thấy nhiều lợi ích. “Câu hỏi mà bạn phải tự hỏi mình là, nếu chúng ta giảm lãi suất xuống còn 0% và chúng ta thực sự rơi vào suy thoái thì sao?”.

Giới phân tích cũng không hiểu ý tưởng tái cấp vốn sẽ hoạt động như thế nào. Thời gian gần đây đã xuất hiện những đề nghị Bộ Tài chính Mỹ nên phát hành nợ dài hạn, chẳng hạn như Trái phiếu Kho bạc 50 hoặc 100 năm. “Về mặt lý thuyết, rõ ràng sẽ rất tuyệt vời đối với chính phủ Mỹ nếu kéo dài thời gian đáo hạn của khoản nợ có lãi suất dưới 1%”, Dick Bove - chuyên gia phân tích ngân hàng tại Odeon Capital Group cho biết. “Điều đó chắc chắn sẽ có lợi cho chính phủ Mỹ. Thế nhưng liệu nó có mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ hay không vẫn là một câu hỏi mở”.

Việc cắt giảm lãi suất xuống 0% hoặc thấp hơn sẽ làm giảm chi phí nợ nhưng cũng khiến Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với dòng vốn đầu tư. Hơn nữa, đó cũng không phải là mục tiêu của Fed hiện nay. Theo đó, trong khi các quan chức Fed cho biết họ sẽ kỳ vọng lãi suất sẽ tiến gần về 0% trong trường hợp có một cuộc suy thoái kinh tế khác, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hôm thứ Sáu tuần trước rằng, ông không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự suy thoái.

“Nếu chúng ta giảm lãi suất xuống dưới 0%, tiền sẽ ngừng chảy vào Hoa Kỳ mà nó sẽ chảy vào bất cứ nơi nào các nhà đầu tư có thể tìm thấy lợi nhuận hợp lý là tích cực”, Bove nói. “Điều đó sẽ làm chậm sự tăng trưởng của khu vực tư nhân... Đó là một ý tưởng liều lĩnh, thậm chí tôi nghĩ nó sẽ có hại”.

Ông Trump từ lâu đã chỉ trích về chính sách lãi suất của Fed, nói rằng NHTW Mỹ sẽ hợp lý hơn nếu đưa lãi suất về gần bằng không như các quốc gia đối thủ khác đang áp dụng. Hiện Fed đang hướng mục tiêu lãi suất cho vay qua đêm chuẩn trong khoảng từ 2% đến 2,25%, cao nhất trong số các quốc gia G7.

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data