agribank-vietnam-airlines

Tấn công mạnh hàng nhái, hàng giả ở TP.HCM

Bài và ảnh Minh Lâm
Bài và ảnh Minh Lâm  - 
Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã “tổng tấn công” 2 khu mua bán sầm uất, được xem là “thủ phủ” hàng hiệu của TP.HCM là Saigon Square và chợ Bến Thành, tịch thu hàng ngàn sản phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng cũng như sản phẩm thời trang nhập lậu.
aa
Thu giữ hơn 5.000 hộp sữa bột Omega 369 Q10 ALASKA không đạt chuẩn tại Đắk Nông
Bắt giữ tận gốc đường dây sản xuất hàng nhái thương hiệu The North Face (Mỹ)
Tràn lan sản phẩm nhái thương hiệu ngoại

Tại chợ Bến Thành, Cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra 10 điểm kinh doanh và phát hiện nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu. Đơn vị đã tạm giữ 779 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu gồm ví, túi xách, dây nịt, đồng hồ giả mạo các nhãn hiệu Christian Dior, Dior, Prada, Gucci, Montblanc, Hermes, Burberry, Hermes, Hublot, Tag Heuer, Louis Vuitton, Michael Kors, MCM, Rolex, North Face, YSL… Tổng trị giá hàng hóa vi phạm được xác định là 103.470.000 đồng.

Tấn công mạnh hàng nhái, hàng giả ở TP.HCM
Quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa tại chợ Bến Thành

Tại Trung tâm thương mại Saigon Square, Cục Quản lý thị trường đã kiểm tra 19 điểm buôn bán, và cũng phát hiện sự giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng. Tổng cộng, đơn vị quản lý thị trường đã tạm giữ 1.177 sản phẩm nhãn hiệu gồm ví, túi xách, thắt lưng, khăn, giày, dép, đồng hồ giả mạo các nhãn hiệu tương tự như ở chợ Bến Thành; 599 sản phẩm ví, thắt lưng, giày, đồng hồ nhập lậu. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm của 19 điểm này là 222.150.000 đồng.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP.HCM, tất cả số hàng hóa trên đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có đăng ký kinh doanh tại thời điểm lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình để kiểm tra.

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu cơ quan chức năng kiểm tra hàng giả, hàng nhái TP.HCM và phát hiện ra sai phạm của các tiểu thương tại 2 điểm kinh doanh này. Trước đó, vào tháng 7, hai khu chợ mua sắm trên cũng đã được Cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra và thu giữ gần 3.000 sản phẩm là túi xách, ví, dây nịt, đồng hồ, bút, giày dép, quần áo…, tổng trị giá hơn 300 triệu đồng.

Theo một cán bộ Quản lý thị trường, việc kiểm tra, xử phạt các đối tượng buôn bán hàng nhái, hàng giả rất khó khăn vì khi đến kiểm tra, các chủ sạp kinh doanh thường tẩu tán tài sản bằng cách đẩy qua sạp bên cạnh, lực lượng kiểm tra không thể biết và sau đó lại đưa về sạp mình. Hơn thế, hàng giả trông rất giống hàng thật nên không thể xác định ngay từ đầu mà cần phải có xác nhận từ đơn vị sở hữu nhãn hiệu sản phẩm. Và chỉ khi có xác nhận là hàng giả thì quản lý thị trường mới có thể lập biên bản để xử phạt hành chính.

Chia sẻ khó khăn khi xử lý hàng giả, hàng nhái, ông Lưu Trung Hòa, Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM) cho biết, hàng năm, quận đều có kế hoạch kiểm tra và xử lý, nhưng lượng xử lý so với lượng sai phạm chưa đáng kể. Thậm chí, còn tăng cường lực lượng và tần suất kiểm tra, xử lý, nhưng cũng khó giải quyết triệt để các tình trạng này. Do đó, bên cạnh việc các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý và tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng cũng cần thay đổi nhận thức và hành vi mua sắm để hạn chế việc bán hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu.

Trước đó, Hải quan TP.HCM phối hợp các cơ quan chuyên trách đã phát hiện một container hàng hóa nhập khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam. Lô hàng với hàng ngàn sản phẩm chăn, gối, nệm… nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên ngoài mỗi kiện hàng ghi “Made in China”, nhưng khi làm thủ tục thông quan, kiểm tra hàng hóa bên trong thì trên mỗi sản phẩm lại ghi “Made in Vietnam” kèm theo tên, địa chỉ đơn vị sản xuất ở Việt Nam. Lô hàng trị giá khoảng 600 triệu đồng.

Để kiểm soát thị trường cuối năm 2019, cũng như trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các đơn vị quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở địa phương mình quản lý. Theo đó, yêu cầu quản lý thị trường các địa phương tập trung kiểm soát, kiểm tra các hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến… Tổng cục Quản lý thị trường cũng nhận định, từ nay đến cuối năm, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu sẽ gia tăng mạnh mẽ. Do đó, kế hoạch trọng tâm của lực lượng quản lý thị trường cả nước sẽ nhằm vào việc trấn áp hàng hóa giả mạo thông qua các chiến dịch càn quét tại các trung tâm thương mại, các chợ, cửa hàng và khu sản xuất.

“Hiện vụ việc vi phạm buôn bán hàng giả nhãn hiệu ở chợ Bến Thành và Trung tâm thương mại Sài Gòn Square đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Song song đó, thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra chống hàng lậu, hàng giả trên địa bàn, Cục Quản lý thị trường thành phố tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường nắm tình hình địa bàn được phân công, xây dựng phương án kiểm tra đột xuất, xử lý triệt để các điểm kinh doanh hàng giả trên địa bàn mình phụ trách”, ông Nguyễn Văn Bách, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết.

Bài và ảnh Minh Lâm

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data