Tái cơ cấu lâm nghiệp còn nhiều thách thức
![]() | Chiếm đất lâm nghiệp làm rẫy |
![]() | Tìm kiếm cơ hội kinh tế từ rừng |
Thời gian qua, tại Đăk Lăk, quá trình sắp xếp đổi mới, lành mạnh hóa ngành lâm nghiệp được chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt. Song để thực hiện, địa phương này còn đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn…
![]() |
Đăk Lăk cần nhanh chóng rà soát, đánh giá lại đúng thực trạng sử dụng đất của từng đơn vị, chủ rừng |
Một số Ban quản lý rừng phòng hộ, DN lâm nghiệp thường xuyên để xảy ra tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng và đất rừng trái phép, nghiêm trọng như Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn, Krông Năng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, hồ Lăk…
Những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng đã kéo dài trong nhiều năm. Nguyên nhân chính vẫn là do sự yếu kém trong bộ máy quản lý, một số đơn vị, DN có dấu hiệu buông lỏng quản lý, tiếp tay cho lâm tặc; Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong quản lý, bảo vệ rừng nên gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép, phá rừng làm nương rẫy…
Mặc dù, quản lý một diện tích đất lâm nghiệp lớn, song các đơn vị chủ quản lại không khai thác hết tiềm năng, lợi thế về đất đai. Điều đáng nói, nhiều DN lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, bế tắc. Thậm chí, có DN không triển khai được các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ trông chờ vào kinh phí “bao cấp”…
Những năm gần đây, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Đăk Lăk, các DN thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ lâm trường quốc doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp.
Tuy nhiên, đa phần các DN sau chuyển đổi đều hoạt động không hiệu quả, đơn cử như các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Ma Lanh, Ya Lốp, Ia Mơ, Rừng Xanh đóng chân trên địa bàn huyện Ea Sup (Đăk Lăk); Hay như 3 công ty Chư Phả, Ea H’leo, Thuần Mẫn trên địa bàn huyện Ea H’leo (Đăk Lăk)…
Có đơn vị thua lỗ kéo dài qua nhiều năm như Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Chư Phả lỗ liên tục từ năm 2011; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea H’leo, Thuần Mẫn, Rừng Xanh thua lỗ liên tục từ năm 2012.
Ngoài yếu tố nguồn vốn, thì sự thiếu năng động, khả năng quản lý yếu kém là những tồn tại cố hữu đối với những DN lâm nghiệp tại Đăk Lăk. Chính điều này khiến cho các DN lâm vào cảnh khó khăn triền miên.
Theo đại diện lãnh đạo của một DN lâm nghiệp tại Đăk Lăk, họ không thể tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi nào từ các tổ chức tín dụng. Cùng đó, DN lâm nghiệp lại phải thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng nên càng khó khăn hơn. Việc đóng cửa rừng, chỉ tiêu khai thác gỗ không còn dẫn đến nguồn tài chính để cân đối cho công tác quản lý, bảo vệ rừng càng trở nên eo hẹp.
Việc sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp là vấn đề được chính quyền tỉnh Đăk Lăk tập trung tiến hành trong những năm qua nhằm đưa các DN tự chủ, góp phần tích cực trong phát triển công nghiệp rừng ở từng địa bàn. Đồng thời, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm tốt vai trò nòng cốt trong sản xuất lâm nghiệp.
Cùng đó, thực hiện tốt việc quản lý diện tích rừng, phát triển, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng và đất rừng, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo… UBND tỉnh Đăk Lăk đã kiến nghị Chính phủ sớm có chỉ đạo cụ thể về chủ trương cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, cũng như chuyển đổi một số đơn vị lâm nghiệp không có điều kiện sản xuất kinh doanh thành các ban quản lý rừng.
Cùng đó, rà soát lại các diện tích rừng, đất rừng và khả năng đầu tư quản lý bảo vệ phát triển rừng của các công ty để thu hồi những diện tích rừng quản lý kém hiệu quả cho các tổ chức kinh tế khác thuê, bảo vệ và kinh doanh theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Để đạt được mục tiêu, Tỉnh ủy Đăk Lăk chỉ đạo chính quyền địa phương cần nhanh chóng rà soát, đánh giá lại đúng thực trạng tình hình sử dụng đất của từng đơn vị, chủ rừng, điều chỉnh quy hoạch, xác định rõ ranh giới thực địa và cắm mốc, hoàn thành các thủ tục giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, chủ rừng.
Trên cơ sở diện tích quy hoạch sử dụng đất theo 3 loại rừng, chính quyền các địa phương phải có kế hoạch lồng ghép, điều phối các dự án phát triển kinh tế, xã hội từ các nguồn đầu tư khác nhau để hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, nhất là các hộ thiếu đất sản xuất, cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng, các xã nghèo, bảo đảm an sinh xã hội để giảm bớt áp lực bất lợi vào tài nguyên rừng…
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
