Tài chính nhúng tối ưu trải nghiệm khách hàng
![]() |
Khách hàng có thể trải nghiệm nhiều tiện ích trên ứng dụng ngân hàng nhờ tài chính nhúng. |
Dịch vụ ngày càng phổ biến
Theo các chuyên gia, tài chính nhúng là một khái niệm còn mới nhưng đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á. Theo đó, dịch vụ ngân hàng được các doanh nghiệp ngoài ngành cung cấp và các ngân hàng đứng phía sau xử lý như một loại hình dịch vụ. Sản phẩm tài chính nhúng có thể tích hợp rất đa dạng, từ cung cấp tín dụng, thanh toán, ngân hàng, cho vay, bảo hiểm hoặc các giải pháp tài chính khác cho khách hàng mà không làm gián đoạn quá trình mua hàng của họ.
Theo ông Phạm Quang Minh, Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam, năm 2023 mở ra cơ hội cho các ngân hàng, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính đang đổi mới để đáp ứng sự tăng tốc của thanh toán kỹ thuật số, theo đó tài chính nhúng tiếp tục đà phát triển nhanh như vũ bão. Điều này mang lại những lợi ích rõ ràng cho người tiêu dùng, khi họ có thể quản lý tài chính, hoạt động cá nhân, hoạt động xã hội… chỉ cần thông qua một ứng dụng duy nhất.
Hiện ngân hàng và công ty công nghệ tài chính đẩy mạnh các tính năng ngân hàng trải nghiệm bằng cách phát triển hệ sinh thái của riêng họ, với các dịch vụ tích hợp trong thanh toán, gửi tiền và cho vay. Trong khi đó, các doanh nghiệp phi ngân hàng như thương mại điện tử, các nền tảng du lịch, giáo dục cũng muốn cung cấp các dịch vụ thanh toán và tín dụng như một phần của hành trình khách hàng để cải thiện trải nghiệm của họ và gia tăng chuyển đổi.
Là một trong những ngân hàng sớm triển khai tài chính nhúng, đại diện Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chia sẻ, để phát triển tốt hơn cho khách hàng, bước đi chắc chắn của ngành tài chính sẽ là tài chính nhúng và đó cũng là cơ hội phát triển cho những ngân hàng - tổ chức có hệ sinh thái tốt nhất. Việc tăng trưởng số lượng người dùng từ 2-3 triệu lên 10 triệu trên nền tảng tích hợp đa dịch vụ của ngân hàng là việc khó nhưng vẫn làm được. Nhưng nếu đặt mục tiêu có thể hướng tới phục vụ cho 40-50 triệu người dùng tại Việt Nam, ngân hàng cần phải kết nối với nhiều đối tác thị trường thông qua các đơn vị trung gian - các nền tảng tài chính nhúng.
Mang đến nhiều lợi ích cho các bên
Chia sẻ kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tài chính nhúng cho ngân hàng tại Hội thảo "Xây dựng nền tảng tài chính số - ngân hàng số, hạ tầng dữ liệu và liên thông các ngành kinh tế" trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2023, ông Nguyễn Như Hiếu, Giám đốc Dự án MISA Lending, Công ty Cổ phần MISA cho biết, tài chính nhúng cho phép các doanh nghiệp phi tài chính cung cấp dịch vụ tài chính thông qua nền tảng của họ, tạo ra 1 hành trình liền mạch, phù hợp với ngữ cảnh trên một nền tảng duy nhất, từ đó giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, giải pháp tài chính nhúng thực sự đã mang lại giá trị cho cả ngân hàng và doanh nghiệp công nghệ.
Thông qua việc liên kết thành công với các đối tác ngân hàng lớn như Techcombank, MSB, Standard Chartered… triển khai giải pháp tài chính nhúng là nền tảng vay vốn doanh nghiệp MISA Lending. Nền tảng này đã và hỗ trợ giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp. Mục tiêu trong năm 2023, MISA sẽ kết nối giải ngân 10.000 tỷ đồng vốn vay cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Còn đối với ngân hàng, nền tảng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội tiếp cận được một lượng lớn khách hàng mà phần lớn là doanh nghiệp SMEs đang sử dụng các phần mềm trên hệ sinh thái có sẵn của MISA. Các ngân hàng hoàn toàn có thể mở rộng cung cấp sản phẩm nhanh chóng tới tập khách hàng mới. Nhờ lượng thông tin lớn được chia sẻ minh bạch,các ngân hàng có thể đưa ra quyết định thẩm định nhanh hơn, phê duyệt khoản vay chính xác và đúng đối tượng hơn, ông Nguyễn Như Hiếu cho biết.
Dù là thị trường tiềm năng và hấp dẫn, nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra các vấn đề như chia sẻ dữ liệu, bảo mật, vấn đề pháp lý, sự cởi mở hợp tác giữa các bên…
Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Quan hệ khách hàng doanh nghiệp - đối tác ngân hàng số và Fintech, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tài chính nhúng cũng có những rủi ro giống như tài chính truyền thống. Đối với doanh nghiệp, bài toán lớn nhất là làm sao đảm bảo an toàn dữ liệu của khách hàng khi chia sẻ cho đối tác thứ 3 về tài chính nhúng. Do đó, các tổ chức cần xây dựng nền tảng ngân hàng số một cách bài bản để phục vụ mô hình kinh doanh mới này.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
