agribank-vietnam-airlines

Sức sống mới trên vùng cao Lào Cai

Hương Thu - Việt Tùng
Hương Thu - Việt Tùng  - 
Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, nhờ đó mà bộ mặt nông thôn thay đổi, tạo lên sức sống mới trên tỉnh vùng cao
aa
NHCSXH Lào Cai: Nuôi dưỡng quyết tâm thoát nghèo bền vững
Chi nhánh NHCSXH Lào Cai: Canh cánh ước mơ của người nghèo
Sức sống mới trên vùng cao Lào Cai
Người nghèo và các đối tượng chính sách ở Lào Cai nhận vốn vay ưu đãi ngay tại Điểm giao dịch xã do NHCSXH tỉnh và các huyện thực hiện

Thêm vốn, thêm hộ thoát nghèo

Lên thăm Lào Cai vào những ngày này có thể dễ dàng nhận thấy nhiều đổi thay ở khắp các thôn, bản. Từ cơ sở hạ tầng, đường sá cho đến nhà cửa của bà con cũng khang trang hơn. Theo các cấp chính quyền và hội đoàn thể của địa phương thì sự thay đổi này có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay NHCSXH Chi nhánh tỉnh Lào Cai đang thực hiện 14 chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới...

Đơn cử như trên địa bàn huyện Bảo Yên nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trước đây, gia đình ông Hoàng Ngọc Viễn ở xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên thuộc diện hộ nghèo lâu năm. Nhưng với 30 triệu đồng vốn vay ưu đãi của NHCSXH, ông đã mạnh đầu tư chăn nuôi, trồng cây ăn quả, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Viễn kể: Hai năm trước, do thiếu vốn đầu tư nên nhiều dự định phát triển kinh tế phải trì hoãn, tuy nhiên rất may khi được Tổ tiết kiện và vay vốn (TK&VV) của thôn bình xét, NHCSXH cho vay vốn để trồng 2ha quế và cây ăn quả. “Khi diện tích cây ăn quả và rừng trồng cho thu hoạch, kinh tế gia đình chắc chắn sẽ đảm bảo hơn”, ông Viễn tâm sự.

Đến huyện Mường Khương, chị Giàng Thị Chu - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Na Lốc III, xã Bản Lầu lại chia sẻ mô hình thoát nghèo khác. Chị Giàng thi Chu kể, nếu không tiếp cận được nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất đối với đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn của NHCSXH, chị cũng như bà con trong thôn chẳng thể có đồi dứa 5 vạn gốc và 2.000 cây chuối như bây giờ.

Nguồn vốn vay tuy nhỏ, nhưng đủ giúp chị trang trải tiền giống, phân bón, mỗi năm mở rộng thêm diện tích trồng dứa, chuối. Thấy có hiệu quả hơn trồng ngô, lúa, chị tiếp tục mạnh dạn vay vốn hộ nghèo để mở rộng diện tích sản xuất lên 3 vạn gốc dứa, 2.000 gốc chuối.

Dù giá giá chuối và dứa có thời điểm bấp bênh, song mỗi năm chị cũng thu được 60 triệu đồng tiền dứa và 80 triệu đồng tiền chuối. Nhờ đó mà năm 2017, gia đình chị đã dựng được một căn nhà gỗ mới khang trang, các con được ăn và học hành đầy đủ, chính thức thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

“Diện tích trồng dứa của gia đình đã tiếp tục được mở rộng khi được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 5 vạn gốc và chị dự kiến trong mùa tới lên 10 vạn gốc”, chị Chu nói.

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Lầu Nông Thị Nghì cho biết, xã hiện có 1.500 hộ với 6.300 nhân khẩu, tổng dư nợ vốn vay ưu đãi của xã đạt trên 28 tỷ đồng, riêng Hội Phụ nữ nhận ủy thác là 10,6 tỷ đồng với 247 hộ vay, trong đó có 148 hộ nghèo. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp bà con chuyển đổi cây trồng cho năng suất cao thay vì phương thức truyền thống trước kia.

“Hiện, toàn xã có 263ha chè, 800ha chuối, hơn 1.000ha dứa. Nhiều cháu bước vào giảng đường đại học, cao đẳng nghề cũng nhờ nguồn vốn cho vay HSSV của NHCSXH đấy các anh ạ”, bà Nghi chia sẻ.

Sức sống mới trên vùng cao Lào Cai
Người nghèo ở các xã nghèo của tỉnh Lào Cai có thêm cơ hội thoát nghèo từ nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang

Tăng cường giải pháp hỗ trợ người vay vốn

Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Lào Cai đạt gần 539 tỷ đồng, với 12.163 lượt khách hàng vay vốn. Tổng nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng khác đến nay đạt gần 90 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với đầu năm, vượt 55% kế hoạch tăng trưởng năm 2019.

Doanh số cho vay ủy thác thông qua các hội, đoàn thể đạt 538 tỷ đồng, với 12.153 lượt hộ được vay vốn, tăng 85,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. Dư nợ ủy thác là 2.823 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh, dư nợ bình quân 40,56 triệu đồng/hộ. Tổng dư nợ đến cuối tháng 6/2019 đạt gần 2.830 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với với 31/12/2018. Nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ thấp, với 0,18% trên tổng dư nợ.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà thông tin, để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến người dân thông tin về các chương trình tín dụng. Đồng thời, đơn vị thường xuyên tổ chức họp giao ban, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân để kịp thời nắm bắt những tồn tại, hạn chế, qua đó có biện pháp tháo gỡ.

Để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách hiểu rõ chính sách tín dụng ưu đãi, tiếp cận nguồn vốn nhanh nhất, NHCSXH các huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như cải cách thủ tục hành chính để người dân vay vốn ưu đãi ngày càng đơn giản, thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, đơn vị duy trì việc tổ chức giao dịch tại UBND các xã vào các ngày cố định hằng tháng để đưa đồng vốn đến tận tay người nghèo, tiết kiệm chi phí đi lại và đảm bảo an toàn cho người dân.

Nhằm tăng cường dòng vốn chính sách với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, mới đây, Kỳ họp thứ X Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND về việc trích một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương, ủy thác qua NHCSXH tỉnh để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên, trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025.

Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách bao gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các xã; các tổ chức kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hằng năm, ngân sách tỉnh Lào Cai cân đối ít nhất 1 tỷ đồng/xã/năm, riêng năm 2019 cân đối 500 triệu đồng/xã, ủy thác sang NHCSXH để cho vay.

Mức cho vay và lãi suất vay đối với từng đối tượng theo mức của NHCSXH công bố từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ, thời hạn cho vay vốn tối đa 60 tháng (5 năm). Đây là tín hiệu vui cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên tại địa phương này có thêm nguồn lực, giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững trong tương lai.

NHCSXH tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ giúp 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác ở địa phương đủ điều kiện có nhu cầu đều được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và các sản phẩm, dịch vụ hiện có của NHCSXH.

Phấn đấu, dư nợ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 10%, tổng dư nợ đạt trên 3.300 tỷ đồng. Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn hằng năm từ 5% đến 8%, tạo việc làm mới từ 2.000 - 5.000 lao động.

Hương Thu - Việt Tùng

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data