Sữa học đường: Nhân văn, rồi nhân thế nào?
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Vì tầm vóc trẻ em Việt Nam |
![]() | Đồng Nai: Giám sát toàn diện Đề án Sữa học đường |
![]() |
Mục tiêu tốt đẹp
Chương trình là tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, đề án cũng đặt mục tiêu có trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa... Trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần, mỗi lần 1 hộp 180 ml.
Đáng chú ý là ý nghĩa nhân văn của việc cải thiện dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc trẻ em lại được thiết kế với chính sách hỗ trợ rất lớn. Trong cấu thành giá dự kiến 6.800 đồng/hộp, ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh chỉ phải đóng góp 50%. Riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%.
Chị Nguyễn Thanh Hương (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết rất mừng và mong chương trình được triển khai càng sớm càng tốt. “Uống sữa hàng ngày là chuyện xa xỉ với nhiều đứa trẻ nông thôn”, chị nói. “Hai cháu nhà tôi chẳng mấy khi được uống sữa vì kinh tế gia đình còn hạn chế. Nay được uống đều tại trường với giá chỉ bằng một nửa thì còn gì bằng!”.
Hóa giải những băn khoăn
Tuy nhiên, với các gia đình khá giả ở thành thị lại khác, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn về chất lượng sữa uống, loại sữa, tiêu chuẩn… Nhiều người cũng muốn giám sát việc con uống sữa ở trường, thậm chí muốn lấy mẫu sữa kiểm nghiệm.
Theo đông đảo phụ huynh được hỏi bày tỏ, thì Hà Nội cần công khai, minh bạch thông tin để tránh một đề án nhân văn có thể biến tướng thành thương vụ làm ăn, đánh mất ý nghĩa và giá trị thiết thực vốn có của sữa học đường.
Cũng có băn khoăn với đối tượng học sinh thể trạng khác nhau, cháu thì còi xương nhưng có cháu béo phì, thì việc dùng chung sản phẩm sữa có đảm bảo phù hợp?
Về dinh dưỡng, theo PGS-TS. Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng Trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. Chương trình sữa học đường không tăng thêm năng lượng, khiến học sinh bị béo phì mà sẽ bổ sung các vi chất để tăng chiều cao, bổ sung chất đúng như kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
“Khi thấy con béo phì, nhiều phụ huynh cắt sữa. Tuy nhiên trên thực tế, các thực phẩm như bánh bao, bánh giò, xôi đều có lượng kalo nhiều hơn sữa. Trẻ béo phì không phải do sữa mà bởi nếp sống chuộng đồ ăn nhanh. Một hộp sữa trong bữa phụ sẽ tốt hơn chiếc bánh quy, bánh giò hay bánh rán”, bà Nhung chia sẻ.
Về chất lượng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định: Sở sẽ công khai thông tin về sữa học đường, đồng thời quán triệt lại nguyên tắc triển khai tự nguyện đến từng trường.
Ông Tiến cũng cho biết, loại sữa trong chương trình là loại sữa riêng, khác với sữa đang bán trên thị trường, do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đặt hàng hãng sữa, có tên riêng là Sữa học đường.
“Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng có bổ sung thêm một số vi chất, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao và trí tuệ của các em học sinh như can-xi, các vitamin A, D... chứ không như sữa thông thường”, ông Tiến nói.
Rồi, nhân thế nào?
Ủng hộ ý nghĩa nhân văn của chương trình “Sữa học đường”, nhưng bác Nguyễn Văn An (Hà Nội) vẫn còn băn khoăn khác liên quan đến phát triển và cải thiện thể trạng cho học sinh.
Theo bác An, nếu hệ thống giáo dục quyết định can thiệp vì mục đích cải thiện sức vóc thế hệ tương lai thì cần một chương trình tổng thể về dinh dưỡng, chứ không phải chỉ là một chương trình đơn lẻ với một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng duy nhất. Nếu sữa được đưa vào trường học, thì liệu có cần thêm các chương trình “Thịt bò học đường”, “Cam học đường”…?
Khuyến nghị thêm về vấn đề này, một số phụ huynh cũng cho rằng để cải thiện thể chất và tầm vóc thế hệ tương lương thì phải đi kèm những nỗ lực đồng bộ trong việc thay đổi chương trình vận động thể chất tại trường học; cần thường xuyên tổ chức hội thao, tổ chức tọa đàm và cung cấp các tài liệu dinh dưỡng đúng cho phụ huynh...
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
