agribank-vietnam-airlines

Sữa học đường: Cái được lớn nhất là tạo hiệu ứng rộng lớn

HS
HS  - 
Đề án thực hiện chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Về vấn đề này, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP. Hà Nội Trần Thế Cương đã chia sẻ đôi điều.
aa
TIN LIÊN QUAN
Sữa học đường: Nhân văn, rồi nhân thế nào?
Vì tầm vóc trẻ em Việt Nam
Đồng Nai: Giám sát toàn diện Đề án Sữa học đường

Xin ông nói rõ lý do triển khai Đề án Sữa học đường của TP. Hà Nội?

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1340 ngày 8/7/2016, Hà Nội là một trong mười tỉnh, thành phố triển khai chương trình Sữa học đường.

Điều này thể hiện sự quan tâm của chính quyền thành phố với sự phát triển thể trạng, trí tuệ của học sinh để cải thiện giống nòi, trong điều kiện số trường học và học sinh mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn rất lớn.

Xác định đây là một chương trình rất cần chủ trương chung của thành phố, nên khi UBND thành phố trình, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết 06 ngày 5/7/2018 quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án.

Cái được lớn nhất là chương trình sẽ tạo hiệu ứng rộng lớn để người dân thấy được tầm quan trọng của việc cải thiện giống nòi, nhất là khi chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam còn khá thấp.

Sữa học đường: Cái được lớn nhất là tạo hiệu ứng rộng lớn

Sự quan tâm của thành phố được cụ thể hóa như thế nào trong Đề án, thưa ông?

Để thực hiện Nghị quyết 06 của HĐND thành phố, UBND thành phố đã ban hành Quyết định 4125 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, Quyết định 4019 phê duyệt Đề án rất cụ thể.

Nghị quyết xác định rõ cơ chế Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, cha mẹ học sinh góp 30% và doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20% (với gia đình chính sách thì Nhà nước hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%). Tính ra, mỗi gia đình đóng hơn 70.000 đồng/tháng.

UBND thành phố cũng đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì phối hợp với các sở, ngành thực hiện quy trình theo đúng Luật Đấu thầu; sữa được cung cấp phải đảm bảo chất lượng và các yếu tố vi chất dinh dưỡng theo đúng tư vấn của Viện Dinh dưỡng; đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng để mọi người cùng giám sát thực hiện. Đồng thời đảm bảo kho chứa sữa, chất lượng phục vụ, bảo quản, cách phát sữa đến học sinh…

Đây là một quy trình đòi hỏi chặt chẽ nên UBND thành phố rất thận trọng trong đấu thầu chọn đơn vị cung cấp sữa đúng quy định. Chắc chắn đó phải là doanh nghiệp lớn, có uy tín, sản phẩm chất lượng và đủ năng lực cung cấp được sản lượng sữa rất lớn cho số học sinh trên địa bàn.

Đúng như ông vừa nói, chất lượng sữa sử dụng cho chương trình này, hay minh bạch đấu thầu, minh bạch thông tin, mức độ “tự nguyên” như đề án đặt ra… đang khiến nhiều người còn băn khoăn. Ý kiến của ông thế nào?

Tất nhiên, trước khi thực hiện một nhiệm vụ có ảnh hưởng lớn trong xã hội, không tránh khỏi ý kiến nhiều chiều.

Về chất lượng sữa, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm vì quá trình thực hiện đúng Luật Đấu thầu, thành phố phải chọn được đơn vị đủ năng lực đảm bảo chất lượng sữa cung cấp được cho bình diện chung cả thành phố.

Chúng ta không thể đáp ứng theo nhu cầu nhỏ của từng người, mà phải mang tính vĩ mô. Trước kia, một số trường đã lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm từ các hãng sữa nhỏ. Thực tế ở một số tỉnh, thành phố đã xảy ra ngộ độc sữa, chất lượng không đảm bảo.

Những hãng sữa lớn mới đảm bảo sản xuất được sản lượng, theo đó là thương hiệu có từ rất lâu, nếu xảy ra vấn đề về chất lượng thì doanh nghiệp sẽ lập tức bị dư luận lên án, đương nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Việc đăng ký cho con uống sữa là hoàn toàn tự nguyện, nhưng khuyến khích đông đảo phụ huynh tham gia, nên các trường phải phát phiếu để nắm được nhu cầu, báo cáo về Phòng GD&ĐT, căn cứ vào đó mới tổ chức đấu thầu. Tức là phải có “đầu bài” thì mới thực hiện được.

Với vai trò cơ quan tham gia triển khai đề án, Sở GD&ĐT Hà Nội cần thực hiện các bước tiếp theo thế nào để tránh gây phản ứng không tốt trong xã hội, thưa ông?

Sở GD&ĐT cần đẩy mạnh phối hợp với UBND các quận, huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT tăng tuyên truyền hơn để người dân hiểu rõ ý nghĩa chương trình. Các cơ quan tuyên truyền, nhất là cơ quan báo chí của thành phố, cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về đề án để người dân thấy được chủ trương lớn của thành phố.

Đặc biệt, Sở cần công khai, minh bạch, rõ ràng trong đấu thầu - yếu tố hàng đầu để tránh hiểu lầm trong xã hội. Quan trọng là tạo được lòng tin cho phụ huynh học sinh về chất lượng sữa.

Muốn vậy, hãng sữa được chọn phải đảm bảo đủ năng lực, chất lượng, uy tín; Sở GD&ĐT cùng Sở Tài chính đặt “đầu bài” với nhiều điều kiện cụ thể để doanh nghiệp thỏa mãn được.

Xin cảm ơn ông!

HS

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data