Sự thay đổi thói quen từ thị trường bán lẻ
![]() | Tham vọng bán lẻ nghìn tỷ |
![]() | Doanh nghiệp bán lẻ cần thêm hỗ trợ |
Theo ông Nguyễn Anh Đức – Phó Tổng giám đốc thường trực Saigon Co.op, việc phát triển mạng lưới cũng được Saigon Co.op tập trung thực hiện nhằm đẩy mạnh phân phối hàng hóa xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo và giá hợp lý, đặc biệt là hàng Việt, đến tận tay người tiêu dùng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Saigon Co.op đã đưa vào hoạt động 10 siêu thị Co.opmart, 1 đại siêu thị Co.opXtra và hơn 120 cửa hàng thực phẩm Co.op Food, cửa hàng 24h Cheers.
![]() |
Dự kiến, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục khai trương thêm 4 – 5 siêu thị Co.opmart, khoảng 10 cửa hàng Co.op Food để tăng độ phủ và tính kết nối cho hàng bình ổn giá, hàng Tết đối với người tiêu dùng trên cả nước. Tính đến thời điểm này, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đã vượt con số hơn 100 siêu thị trên tổng cộng hơn 600 điểm bán và đón hơn 1 triệu lượt khách hàng tham quan mua sắm mỗi ngày.
Không chịu “thua chị kém em”, mặc dù mới xuất hiện trong vòng 4 năm nhưng thương hiệu Vinmart+ và Vinmart đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cùng với tốc độ phát triển mạng lưới như vũ bão. Tính đến cuối năm 2018, Vinmart+ đã sở hữu hơn 1.500 cửa hàng tiện lợi và 100 siêu thị “phủ sóng” từ Bắc chí Nam. Theo chiến lược của Công ty Vincommerce – chủ đầu tư hệ thống VinMart và VinMart+, con số 4.000 cửa hàng tiện ích và 200 siêu thị là mục tiêu tăng trưởng đến năm 2020 mà hệ thống bán lẻ này hướng đến.
Cùng ở phân khúc tiện lợi, chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh của Thế giới Di động cũng đặt mục tiêu đạt 500 cửa hàng vào cuối năm nay. Theo nhận định của các chuyên gia, trong vài năm trở lại đây, các DN, hệ thống bán lẻ trong nước đang tăng cường mở rộng điểm phân phối, cửa hàng tiện ích vào từng ngõ phố con hẻm, nằm ngay sát cạnh nhà dân để dần dần từng bước làm thay đổi thói quen sinh hoạt, mua sắm tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Nghiên cứu mới đây của Công ty Nielsen cho thấy, 2018 là năm thay đổi chưa từng có của kênh thương mại hiện đại. Mặc dù kênh truyền thống bao gồm chợ vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam, nhưng kênh hiện đại đã và đang đạt được nhiều dấu mốc ấn tượng.
Tới đây, kênh thương mại hiện đại tiếp tục được mở rộng và đầu tư vào việc cải thiện hệ thống cửa hàng để thu hút nhiều người mua hàng hơn nên triển vọng của kênh này trong tương lai sẽ còn sáng sủa hơn nữa.
Thực tế, điều này đã mang lại thay đổi tích cực cho người mua hàng Việt Nam vì họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn để mua sắm. Người mua hàng Việt Nam ngày nay đã dần ít đi vào chợ truyền thống, thay vào đó, họ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… thường xuyên hơn.
Ông Gaurang Kotak, Trưởng bộ phận Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Nielsen Việt Nam nhận định, mối quan tâm về sức khỏe có thể là những yếu tố ảnh hưởng chính đến hành vi của người mua hàng.
Trước hết, khi người mua hàng ở thành thị có ít thời gian hơn, làm việc ở các thành phố đông đúc, phải đối mặt với tắc nghẽn giao thông và sống xa nơi làm việc của họ, họ cần các giải pháp và sản phẩm tiện lợi có thể giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn... Và họ có thể tìm thấy các sản phẩm chất lượng cao hoặc thương hiệu đáng tin cậy trong các loại hình cửa hàng tiện lợi và hệ thống bán hàng hiện đại.
Song thực tế, thị trường bán lẻ trong nước vẫn đang tồn tại một nghịch lý giữa kênh thương mại truyền thống và hiện đại. Trong khi kênh thương mại hiện đại với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang có tốc độ phát triển như vũ bão nhưng hiện mới chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ.
Thực tế là hệ thống bán lẻ hiện đại được đầu tư khá bài bản và đáp ứng được nhiều điều kiện về tiện ích, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSTP), an toàn nơi công cộng. Trong khi nhiều chợ truyền thống đang bộc lộ nhiều yếu điểm như mất an toàn VSTP, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, cản trở giao thông... nhưng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên vẫn chưa thể một sớm một chiều thay đổi.
Theo Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam, đến năm 2030, kênh bán lẻ hiện đại cũng chỉ chiếm khoảng 40%. Vì vậy, để thay đổi thói quen và nhận thức của người tiêu dùng trong nước sẽ vẫn còn tiếp diễn trong chính thị trường bán lẻ nội địa.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
