Sử dụng thảo mộc để phòng chống dịch bệnh do virus
![]() | AIIB đề xuất gói tài trợ 5 tỷ USD đối phó với Covid-19 |
![]() | Lắp phòng chiếu phim tại nhà tránh dịch |
![]() |
Từ ngày 1/4/2020, Chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố thời gian 15 ngày “vàng” để vượt qua đại dịch. Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng tiếp tục siết chặt hơn việc tụ tập đông người, cho phép cán bộ công chức làm việc tại nhà, trừ trường hợp cần thiết; siết chặt việc đóng cửa các nhà hàng; dừng các phương tiện công cộng đến ngày 15/4; buộc đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế ra ngoài. Đây là “cuộc chiến” của cả dân tộc Việt Nam, mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ chiến đấu để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Có thể nói, dịch bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra đang trở thành nỗi lo ngại của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tất cả các nguồn lực xã hội đang tập trung để dập tắt đại dịch này. Nhà nước, chính phủ, tất cả các cơ quan ban ngành đang nỗ lực ngăn chặn hệ quả mà Covid-19 gây ra cho Sức Khỏe con người.
Trước diễn biến của đại dịch dịch bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, rõ ràng việc kết hợp Tây y và Đông y là cách làm hữu hiệu để tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất. Ngày 17/3, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 1306/BYT-YDCT trong đó nêu rõ: Cần tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.
Hướng dẫn chính thức của Bộ Y tế mở ra phương pháp kết hợp y học cổ truyền và Tây y hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp nói riêng và phòng các bệnh do virus nói chung.
Đây là một thông tin đáng chú ý trong bối cảnh chưa có thuốc chữa Covid-19. Cũng cần biết rằng, cách đây 3 năm, trong một nghiên cứu của Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã chỉ ra rằng, có rất nhiều thảo dược xung quanh cuộc sống của chúng ta không chỉ giúp phòng, tránh các bệnh do virus gây ra mà còn có thể chữa được một số bệnh.
Nhằm làm rõ hơn công văn của Bộ Y tế về việc phòng chống Covid-19 bằng y học cổ truyền. Đồng thời hướng dẫn cho người dân những kỹ năng cũng như kinh nghiệm cần thiết, có thể áp dụng ngay.
Ngày 30/3, Báo điện tử Sức Khỏe Cộng Đồng phối hợp với Cổng thông tin Trung ương Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus”.
Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam chia sẻ bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam chia sẻ, sử dụng Thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.
Đối với những người đã từng nhiễm Covid-19, sau khi khỏi bệnh thường biến chứng phổi. Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng rất tốt trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, đối với Covid-19 phải tuân thủ theo ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, Bộ Y tế. Đó là các biện pháp tổng hợp, toàn diện từ phòng (cách ly tiếp xúc, ý thức phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe…) đến phương pháp chống dịch (điều trị) của các lực lượng toàn xã hội tham gia, toàn thế giới đoàn kết thực hành.
Riêng y học cổ truyền, các thầy thuốc y học cổ truyền kết hợp kinh nghiệm bản thân (những bài thuốc của mình) với hướng dẫn của BYT để đưa ra những bài thuốc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-CoV- 2. Y học cổ truyền là phương pháp hỗ trợ điều trị hoặc điều trị các bệnh cấp tính và mạn tính, chữa được các bệnh mạn tính và cấp tính.
Các thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh do Virus đường hô hấp nói chung và do dịch Covid-19 nói riêng là điều hết sức cầng thiết vì bệnh này hiện nay chưa có thuốc kháng điều trị virus đặc hiệu. Cũng còn lâu mới có vac-xin phòng bệnh. Hầu hết bệnh tật của con người mắc nhẹ hay mắc nặng quyết định bởi sự chống dỡ cơ quan miễn dịch của cơ thể (sức đề kháng, sức chống đỡ của cơ thể).
Trong khi đó phương pháp y học cổ truyền đối với các tác nhân do virus đường hô hấp (ôn bệnh, ôn dịch) luôn đề cập tác động nâng cao sức đề kháng của cơ thể (chính khí) chính khí mạnh, tà khí (vi khuẩn, virus) không nhập được, PGS-TS. Hồ Bá Do, Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam nhấn mạnh.
Đoàn kết tạo ra sức mạnh vô địch và Việt Nam chúng ta đang làm tất cả những gì có thể để vượt lên phía trước, vượt qua đại dịch.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
