agribank-vietnam-airlines

Rau xanh ế, nông dân lao đao

Chí Thiện
Chí Thiện  - 
Từ trước Tết nguyên đán đến nay, giá rau xanh tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục lao dốc. Thực tế này khiến nhiều nông hộ lao đao vì không có thu nhập, lỗ chi phí đầu tư.
aa

Giá rau xanh lao dốc

Từ trước Tết nguyên đán đến nay, giá rau xanh tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục lao dốc. Thậm chí tại một số địa phương ở Đăk Lăk hay Gia Lai, người nông dân không bán được, rau quá lứa đành ngậm đắng nuốt cay phá bỏ để lấy đất tái sản xuất. Thực tế này khiến nhiều nông hộ lao đao vì không có thu nhập, lỗ chi phí đầu tư. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, thương lái e ngại không mặn mà thu mua, dẫn đến cung vượt cầu cục bộ. Điệp khúc buồn trong ngành nông sản lặp lại “được mùa mất giá”.

Tại huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk), người nông dân trồng hàng trăm hecta rau xanh các loại như bắp su, khổ qua, xà lách, đậu ve, dưa leo nhưng có loại chỉ bán được từ 500-1.000 đồng/kg. Giá rau quá thấp, nhiều hộ nông dân không muốn thu hoạch, vì không đủ chi phí trả công.

rau xanh e nong dan lao dao
Rau rớt giá thê thảm, người nông dân gặp khó

Theo nhiều nông dân, vụ rau Tết thường đem lại thu nhập đáng kể cho người trồng. Thế nhưng năm nay, giá rớt thê thảm khiến nhiều hộ điêu đứng. Hiện các loại rau, quả như cải ngọt, xà lách, bắp su, dưa leo, cà chua… bán ra tại ruộng chỉ từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg.

Vụ Đông - Xuân năm nay, các nông hộ trên địa bàn xã Ea Bar trồng khoảng 105ha rau quả. Ngay từ đầu vụ, thời tiết thuận lợi nên diện tích trồng rau đều phát triển tốt, đạt năng suất khá cao. Trong số đó, có nhiều diện tích rau được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Anh Tuấn - một nông dân có nhiều năm sản xuất rau xanh tại đây cho hay, trước Tết, gia đình trồng 3 sào cà chua song đến khi thu hoạch thì giá cà chua chỉ 500 - 1.000 đồng/kg (trước đây 7.000 – 12.000 đồng/kg). Cùng với đó, lượng tiêu thụ rất chậm. Với giá giảm sâu như hiện nay, chắc chắn thu nhập từ vụ cà chua khó bù được chi phí vốn, nhân công bỏ ra.

Không riêng cà chua, giá bắp su tại địa phương này cũng chỉ ở mức 2.000 – 3.000 đồng/kg (trước đây là 6.000 – 7.000 đồng/kg). Hiện nhiều hộ nông dân tại xã Ea Bar còn tồn lượng lớn bắp su chưa tiêu thụ được, người dân hái cho gia súc gia cầm ăn hoặc phá bỏ.

Theo Hội Nông dân xã Ea Bar, để hỗ trợ người dân, Hội đang phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nhiều biện pháp “giải cứu” nông sản cho người dân địa phương. Trong đó, có việc vận động, kêu gọi qua mạng xã hội để hội viên nông dân và người dân tiêu thụ rau củ của địa phương, giúp người trồng rau vớt vát phần nào thu nhập.

Rau quá lứa, đành phá bỏ

Tương tự, tại huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) - rau Ea Pốk, vựa rau cung cấp rau xanh cho các siêu thị, trường học, chợ ở TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) và các vùng lân cận. Rau xanh không chỉ phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng tại địa phương mà còn bán đi các tỉnh, thành lân cận. Cũng nhờ loại cây trồng này, nhiều người dân nơi đây khấm khá lên.

Chị Nguyễn Thị Hiếu - một hộ trồng rau tại địa phương chia sẻ, nếu như những năm trước, vào thời điểm này, nhiều người trồng rau ở Ea Pốk tất bật làm không kịp nghỉ tay ở ngoài vườn, thậm chí còn phải chong đèn, cắt rau cho kịp thương lái đến thu mua đưa đi tiêu thụ. Còn bây giờ hoàn toàn ngược lại, rau đầy trên ruộng, không một bóng người. Rau mất giá thê thảm, diện tích rau còn lại không có người mua, đang tính đến việc phá bỏ để trồng các loại đậu lấy hạt…

Không riêng các hộ sản xuất rau xanh nhỏ lẻ, một số xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Toàn Thịnh không khỏi xót xa khi nhìn cánh đồng rau chăm bón bao ngày, giờ không tiêu thụ được, héo khô ngoài đồng. Một xã viên cho hay, nhiều năm trong nghề trồng rau xanh, song chưa năm nào giá rau quả rớt thảm như năm nay. Những năm trước, thị trường thỉnh thoảng cũng rớt giá, nhưng còn ở mức tiêu thụ được; người nông dân còn có khoản thu nhập để tái đầu tư sản xuất. Thế nhưng hiện nay, bắp su, cải dưa, xà lách thu tại vườn chỉ với giá 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Theo nhiều hộ trồng rau, nguyên nhân khiến giá rau rớt thê thảm là do thời tiết năm nay có nhiều thuận lợi để cây phát triển tốt. Hầu hết nhà vườn đều có tâm lý chuẩn bị rau bán vào dịp trước, trong và sau Tết nên rau khá dồi dào. Từ đó, dẫn đến nguồn cung vượt xa cầu, đẩy giá rau lao dốc. Ngoài ra, một số hộ có xu hướng tự trồng rau để cung ứng thực phẩm cho gia đình dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ, làm đứt gẫy chuỗi cung ứng rau xanh tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thương lái không thể thu mua để xuất bán đi xa dẫn đến giá rau giảm mạnh…

Chí Thiện

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Trước sự thay đổi của thị trường, các trung tâm thương mại (TTTM) và khu phố thương mại (KPTM) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data