agribank-vietnam-airlines

Quyết đẩy lùi hàng lậu, hàng giả

Bài và ảnh Chí Thiện
Bài và ảnh Chí Thiện  - 
Gia Lai có Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tiếp giáp với Campuchia và tuyến quốc lộ 14 nối liền với nhiều tỉnh nên luôn là điểm nóng của tình trạng buôn lậu và hàng cấm.
aa

Diễn biến phức tạp

Thời gian qua, tại khu vực Tây Nguyên, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra khá phức tạp. Nhiều đối tượng gian thương, lợi dụng địa bàn hiểm trở, lực lượng chức năng mỏng đã trà trộn vận chuyển, buôn bán; xâm nhập vào thị trường tiêu dùng.

Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2019, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 của tỉnh Đăk Lăk phát hiện 1.438 vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả, nhái và gian lận thương mại. Cơ quan chức năng đã xử lý hình sự 6 vụ, tổng số tiền thu qua xử lý trên 35,2 tỷ đồng. Hàng hóa tịch thu chủ yếu là thuốc tân dược, thuốc lá điếu ngoại nhập, thuốc bảo vệ thực vật, giày dép, quần áo cũ, điện thoại di động đã qua sử dụng...

Quyết đẩy lùi hàng lậu, hàng giả
Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi

Cùng đó, trong quý I/2019, Cục quản lý thị trường kiểm tra 269 cơ sở và phát hiện 211 vụ vi phạm hành vi buôn lậu, tiến hành xử phạt hành chính trên 2,2 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa hơn 1 tỷ đồng.

Theo Cục quản lý thị trường tỉnh Đăk Lăk, một bộ phận người dân địa phương vẫn chưa nhận thức được việc sử dụng các mặt hàng đồ điện tử, điện gia dụng, quần áo đã qua sử dụng nhập lậu… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng.

Do vậy, để giải quyết vấn nạn hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại, ngoài sự kiểm tra, kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng thì rất cần sự chung tay của người dân. Theo Cục quản lý thị trường tỉnh Đăk Lăk, người tiêu dùng cần tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng chủ động đấu tranh, tố giác khi phát hiện các cửa hàng, cửa hiệu, kho, bến bãi tập kết, buôn bán hàng lậu, không rõ nguồn gốc; kiên quyết nói không với việc sử dụng những sản phẩm hàng lậu trôi nổi, giá rẻ trên thị trường...

Cần phối hợp chặt chẽ để đấu tranh phòng chống

Gia Lai có Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tiếp giáp với Campuchia và tuyến quốc lộ 14 nối liền với nhiều tỉnh nên luôn là điểm nóng của tình trạng buôn lậu và hàng cấm. Các loại tội phạm này hoạt động với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng. Các đối tượng thường lợi dụng các đường tiểu ngạch, lối mở ở khu vực cửa khẩu để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm từ lãnh thổ Campuchia vào nội địa.

Cùng đó, chúng còn thiết kế, độ chế thêm các ngăn, hầm bí mật ở những vị trí khuất tầm nhìn trên xe ô tô để chứa hàng; Phương thức trao đổi, giao dịch cũng ngày càng tinh vi, khó nắm bắt. Các đối tượng lợi dụng đêm tối, địa điểm ít người qua lại, khu vực rừng giáp ranh với Campuchia để mua bán hàng hóa gây khó khăn cho lực lượng chức năng...

Trước diễn biến phức tạp trong lĩnh vực buôn bán hàng lậu, hàng kém chất lượng, mới đây, Đoàn công tác Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018 và quý I/2019 trên địa bàn.

Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai, trong năm 2018 và quý I/2019, các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 4.689 vụ vi phạm. Trong đó, có 1.323 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 3.344 vụ gian lận thương mại, an toàn thực phẩm, các điều kiện kinh doanh và 22 vụ liên quan đến hàng giả. Lực lượng chức năng xử phạt hành chính 3.718 vụ với số tiền phạt, truy thu và bán hàng hóa tịch thu trên 65 tỷ đồng; khởi tố hình sự 60 vụ, với 46 đối tượng; số còn lại xử lý tang vật do vắng chủ và đang xác minh chuyển tiếp sang quý II/2019.

Ông Nguyễn Thế Anh, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai trong thời gian qua.

Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, cần tăng cường nắm bắt địa bàn, kiểm soát chặt chẽ những tuyến đường mòn, lối mở, kho, bãi tập kết... để chủ động tổ chức triển khai các giải pháp nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm trước khi lưu thông trên thị trường.

Cùng đó, các lực lượng chức năng cần phối hợp chặc chẽ để nắm chắc tình hình, nắm rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tác hại của việc tiêu thụ các mặt hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc...

Bài và ảnh Chí Thiện

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data