agribank-vietnam-airlines

Quản lý tài sản ra sao khi các kênh đầu tư biến động?

Trần Hương
Trần Hương  - 
Sau khi VN-Index tăng điểm kéo dài lên mốc 1.300 điểm, thị trường cũng đã quay đầu điều chỉnh liên tục. Sự biến động liên tục của các loại hình đầu tư đã khiến cho không ít nhà đầu theo phong cách lướt sóng đã không thu được lợi nhuận như kỳ vọng, thậm chí còn bị thua lỗ. Ông Lu Hui Hung, Tổng Giám đốc, Công ty CP Quản lý Quỹ Phú Hưng cho rằng, việc đầu tư với kỳ vọng lợi nhuận lớn và nhanh chóng sẽ tồn tại nhiều rủi ro, chính vì vậy nhà đầu tư cần có một kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình và hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính...
aa

Lý giải về những yếu tố nào góp phần tạo ra sự dao động mạnh mẽ đối với các kênh đầu tư thời gian qua, ông Lu Hui Hung cho rằng, sự biến động của các kênh đầu tư vừa qua về cơ bản xuất phát từ lý do là sự gia tăng của việc “không chắc chắn”. Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng, mọi người sẽ lo lắng cao hơn mức bình thường và trở nên nhạy cảm với tin tức và dữ liệu kinh tế.

Sự bùng nổ AI hiện tại là ví dụ. Khi nhà đầu tư trên thị trường đều tin rằng AI là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và NVIDIA xứng đáng có mức P/E rất cao thì xu hướng đi lên rất rõ ràng và không có biến động lớn.

Thế nhưng, một ví dụ điển hình khác là giá vàng ở Việt Nam. Khi lạm phát đẩy giá vàng thế giới tăng cao, giá vàng Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng rõ rệt. Còn hiện tại khi xu hướng này không còn chắc chắn. Giá vàng đã giảm mạnh và được dự báo sẽ có những lúc tăng hoặc giảm mạnh trong nửa cuối năm 2024.

Hiện, đối với các kênh đầu tư tại Việt Nam, ngay cả khi điều kiện kinh tế vĩ mô và lợi nhuận của doanh nghiệp đang có dấu hiệu phục hồi liên tục, nhưng vẫn có những biến động mạnh mẽ. Nhiều yếu tố không mấy tích cực như tỷ giá tiền tệ, lạm phát, rủi ro địa chính trị trên toàn thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Vì vậy, khi sự không chắc chắn về xu hướng các kênh đầu tư trong tương lai tăng lên. Do vậy, các kênh đầu tư sẽ lên xuống cùng với sự thay đổi liên tục của khẩu vị rủi ro, khiến các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

Tuy nhiên, biến động là điều bình thường dù ở thị trường tài chính phát triển hay đang phát triển. Sự thay đổi giá tài sản ở các kênh đầu tư khác nhau bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau từ triển vọng về kinh tế và kinh doanh, sự thay đổi chính sách của chính phủ, hành vi của nhà đầu tư cho đến tâm lý chung của thị trường.

Trong bối cảnh đó, để quản lý tài chính cá nhân và tăng hiệu quả khi đầu tư vào các loại tài sản nhiều rủi ro và biến động, ông Lu Hui Hung khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân một là đa dạng hóa danh mục và hai là tránh sử dụng đòn bẩy.

Theo ông, nguyên tắc trong đầu tư là không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Đa dạng hóa là phân bổ tiền của bạn vào các mục tiêu đầu tư khác nhau để giảm thiểu tác động bắt nguồn từ việc chỉ mua một tài sản nắm giữ cụ thể. Một kênh đầu tư biến động như thị trường chứng khoán hiện tại có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhưng nếu đầu tư quá tập trung, nhà đầu tư có thể bị bỏ lại phía sau khi thị trường chứng khoán lên cao hoặc chịu thiệt hại nhiều hơn khi thị trường đi xuống.

Cách hiệu quả thứ hai để quản lý tác động từ sự biến động của tài sản đầu tư là không hoặc hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc tránh đòn bẩy sẽ giúp các nhà đầu tư không đánh giá sai khả năng chịu đựng rủi ro và giúp họ đạt được mục tiêu đầu tư thực tế bằng lợi nhuận tích lũy. Đòn bẩy cao sẽ buộc một kế hoạch đầu tư tốt bị phân tâm bởi sự biến động cao do đòn bẩy tăng. Khi bạn nhân đôi số tiền đầu tư vào một kênh đầu tư biến động, rủi ro và khoản lỗ tiềm ẩn của bạn cũng tăng gấp đôi. Đòn bẩy cũng khiến chi phí đầu tư của bạn tăng lên đáng kể do chi phí lãi vay phải trả.

“Là một công ty quản lý tài sản chuyên nghiệp, chúng tôi hiểu rằng việc đầu tư vào các tài sản rủi ro và dễ biến động đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về việc nắm bắt được xu hướng và quản lý rủi ro tiềm ẩn. Việc phân bổ tài sản hợp lý sẽ cải thiện đáng kể khả năng quản lý tài chính cá nhân. Đối với nhà đầu tư cá nhân thì việc thành thạo những kỹ năng này cần có thời gian. Vì vậy, tôi đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư nên kết hợp hoạt động đầu tư của mình với dịch vụ tư vấn từ các công ty quản lý quỹ uy tín như Quỹ Phú Hưng chẳng hạn. Bằng cách sử dụng quỹ tương hỗ, nhà đầu tư có thể giảm bớt gánh nặng trong việc xác định xu hướng và quản lý rủi ro”, ông Hung khuyến nghị.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Theo nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) sự sụt giảm của thị trường trong ngày 3 và 4/4 chỉ là tác động tâm lý ngắn hạn. Với xu hướng tăng trưởng dài hạn và nhiều yếu tố tích cực nội tại, thị trường có cơ hội điều tiết để lấy lại cân bằng.
VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index khép lại tuần giao dịch đầy biến động tại mức 1.210,67 điểm, giảm 106,79 điểm (tương đương 8,11%) so với tuần trước, sau khi trải qua phiên giảm kỷ lục 87,88 điểm vào ngày 03/04/2025 và hồi phục mạnh hơn 52 điểm từ đáy trong phiên cuối tuần.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data