agribank-vietnam-airlines

PwC: Tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư

Thanh Trúc
Thanh Trúc  - 
Theo PwC, 79% người tham gia khảo sát cho rằng phương pháp quản lý rủi ro và cơ hội liên quan tới Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) là yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào một công ty.
aa

Nghiên cứu mới nhất của PwC đã chỉ ra rằng tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) hiện đã trở thành yếu tố quyết định đối với các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Tiêu chí này buộc các nhà đầu tư và các công ty tiếp nhận đầu tư phải xác định lại rủi ro trong các mô hình kinh doanh truyền thống cũng như những cơ hội góp phần tạo ra giá trị bền vững trong tương lai.

Được tiến hành vào tháng 9/2021, khảo sát ESG về nhà đầu tư toàn cầu của PwC đã thu hút sự quan tâm của 325 nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là các nhà quản lý và phân tích tài sản đến từ công ty đầu tư, ngân hàng đầu tư hoặc công ty môi giới. PwC cũng thực hiện thêm 40 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các nhà đầu tư và nhà phân tích đang quản lý tổng khối lượng tài sản hơn 11,6 nghìn tỷ USD để tìm hiểu thêm về chủ đề này.

Từ khảo sát và phỏng vấn có thể rút ra rằng các nhà đầu tư đang quan tâm hơn tới những rủi ro và cơ hội về ESG mà công ty họ đầu tư đang phải đối mặt và họ sẵn sàng hành động dựa trên tiêu chí ESG. Ủng hộ quan điểm này, 79% người tham gia khảo sát cho rằng phương pháp quản lý rủi ro và cơ hội liên quan tới ESG là yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào một công ty và 49% sẵn sàng rút vốn khỏi các công ty không thực hiện trách nhiệm của họ về ESG.

pwc tieu chi moi truong xa hoi va quan tri van la uu tien hang dau cua cac nha dau tu
Tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu

Cần có phương pháp báo cáo ESG toàn diện và đáng tin cậy hơn

Theo khảo sát, các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững và các tài liệu đầu tư để tìm hiểu phương pháp một công ty đang giải quyết các vấn đề về ESG. Nghiên cứu của PwC cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư ngày càng có nhu cầu tìm hiểu về cam kết triển khai trách nhiệm ESG của doanh nghiệp với 83% nhà đầu tư tham gia khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của báo cáo ESG là cung cấp thông tin chi tiết về quá trình triển khai các mục tiêu này.

Trong bối cảnh Việt Nam, việc thông qua Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của quốc gia đối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Luật Bảo vệ Môi trường đồng thời đặt ra khuôn khổ để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai các chính sách liên quan nhằm bảo vệ môi trường thông qua các dòng vốn đầu tư.

Dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý và nhà đầu tư, báo cáo hoạt động đã trở thành một công cụ cần thiết góp phần thúc đẩy tiến trình ESG của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư toàn cầu cũng thể hiện sự quan tâm đến chất lượng của báo cáo ESG, với 79% người tham gia khảo sát cho biết họ tin tưởng hơn vào thông tin ESG đã được kiểm toán và 75% cho rằng sẽ tốt hơn nữa nếu các chỉ số này được kiểm toán độc lập.

Ông Nguyễn Hoàng Nam, lãnh đạo dịch vụ ESG, bộ phận kiểm toán, PwC Việt Nam chia sẻ quan điểm: “Tăng cường trao đổi thông tin với nhà đầu tư, cùng với phương pháp báo cáo minh bạch và đáng tin cậy là rất quan trọng. Các doanh nghiệp ngày nay cần hiểu rằng báo cáo ESG sẽ ngày càng cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiện nay, doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới đang tận dụng các chuẩn mực hiện có để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nhà đầu tư về báo cáo ESG. Tôi tin rằng một bộ tiêu chuẩn báo cáo bền vững được thống nhất trên toàn cầu sẽ ra đời trong tương lai vì những tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định của các nhà đầu tư."

ESG sẽ được giải quyết nếu có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao

Phần lớn các nhà đầu tư (82%) cho biết ESG cần được tích hợp vào chiến lược doanh nghiệp và một tỷ lệ lớn (66%) những người tham gia khảo sát tin rằng các vấn đề ESG sẽ được giải quyết nếu có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao. Hơn một nửa số đó (53%) cho rằng cam kết của CEO là cần thiết. Đó là lý do tại sao chỉ đạo từ lãnh đạo doanh nghiệp là rất quan trọng, góp phần dẫn dắt quá trình chuyển đổi phương pháp doanh nghiệp triển khai các hoạt động ESG. Tuy nhiên, xác định phạm vi của báo cáo ESG có thể trở thành thách thức lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi báo cáo về các vấn đề khí hậu.

Khảo sát của PwC chỉ ra rằng biến đổi khí hậu vẫn là yếu tố ESG hàng đầu mà các nhà đầu tư mong muốn doanh nghiệp ưu tiên. Khi được hỏi, các nhà đầu tư cho biết rằng giảm phát thải phạm vi 1 (phát thải trực tiếp từ hoạt động của một tổ chức) và phạm vi 2 (phát thải gián tiếp từ việc tiêu thụ điện, hơi nước, nhiệt và tản nhiệt) là những vấn đề họ mong muốn doanh nghiệp giải quyết nhất. Hai yếu tố tiếp theo là đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người lao động (44%) và nâng cao sự đa dạng, công bằng và hòa nhập cho lực lượng lao động (37%).

Mặc dù hầu hết các nhà đầu tư có thể sẽ phản ứng với doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm ESG, họ cũng đồng ý rằng các hoạt động ESG không nên ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận đầu tư. Đại đa số, 81%, cho biết họ sẽ không chấp nhận từ bỏ nhiều hơn một điểm phần trăm lợi nhuận đầu tư để theo đuổi các mục tiêu ESG; gần một nửa, (49%), không chấp nhận bất kỳ thiệt hại nào về lợi nhuận.

Ông Bee Han Theng, Chủ tịch và Lãnh đạo dịch vụ ESG, PwC Việt Nam cho biết: “Kết quả khảo sát cho thấy các nhà đầu tư đang quan tâm đến kết quả ngắn hạn cũng như các vấn đề xã hội mà có thể mang lại rủi ro và cơ hội cho các khoản đầu tư của họ trong dài hạn. Rõ ràng là các nhà đầu tư mong đợi ESG sẽ trở thành một phần của chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp nên chủ động thể hiện cam kết và truyền đạt lợi ích của các hoạt động ESG đến các nhà đầu tư một cách rõ ràng và có mục đích hơn”.

Thanh Trúc

Tin liên quan

Tin khác

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội

PwC Việt Nam tổ chức Hack A Day 2024 với chủ đề 'Bảo mật danh tính'

PwC Việt Nam vừa phối hợp với PwC Hồng Kông và các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ma Cao, Singapore, Indonesia và Malaysia, đã tổ chức thành công sự kiện Hack A Day 2024 với chủ đề “Bảo mật danh tính” (Securing Identity). Sự kiện bao gồm cuộc thi Capture-the-Flag (CTF) dành cho sinh viên các trường đại học và hội thảo về chuyên đề An ninh mạng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data