PR đen - một chiêu thức tung tin đồn
![]() | GeoMarketing: Xu hướng tất yếu của ngân hàng |
![]() | Performance Marketing cho ngành tài chính ngân hàng |
![]() | Thương mại điện tử xuyên biên giới và chiến lược của doanh nghiệp Việt |
![]() |
Nguyễn Diệu Linh - giảng viên môn quan hệ công chúng tại ĐH Hoà Bình |
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Diệu Linh - giảng viên bộ môn quan hệ công chúng ĐH Hòa Bình, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực PR, cho biết: “Trong thuật ngữ chuyên ngành, tin giả gọi là PR đen. Trong các thủ đoạn PR đen đương nhiên có chiêu thức tung tin đồn để tận dụng sự cả tin của công chúng”.
Trong thời buổi báo chí 4.0, thông tin đa chiều, trung thực và khách quan của báo chí có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tin giả thời gian qua vẫn xuất hiện trên mạng xã hội cũng như ở một số trang báo gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Góc nhìn của chị về vấn đề này thế nào?
Đối với những người nổi tiếng, chính trị gia và các doanh nghiệp, tin giả, tin đồn là một phần trong sự tồn tại của họ. Điều này không thể tránh được ở bất kỳ quốc gia nào và thời đại nào. Các tin giả tuy là không có thật nhưng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì công chúng luôn thích nghe tin đồn, và dễ tin vào tin xấu hơn tin tốt. Tin đồn nhiều khi còn gây cám dỗ hơn cả tin chính thống vì nó có điều gì đó bí ẩn, nó khiến cho người ta có cảm giác mình đang nắm được một bí mật to lớn mà có nhiều người đang che giấu, rằng mình đang sở hữu tin mật. Và người ta truyền tin đó đi bằng cảm giác mình là nhân vật quan trọng. Tôi thường nói rằng 90% hiện tượng xung quanh thường không phản ánh đúng bản chất. Tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ như vậy, đa phần đám đông thường tin ngay vào hiện tượng.
Thực tế phản ánh, nhiều tin giả được báo chí đưa tin như nước mắm nhiễm asen vượt ngưỡng; sữa dê Danlait (Pháp) là sữa giả, không đủ độ đạm, trẻ con ăn vào không lớn...; Công ty cổ phần Con Cưng bị tố nhập lậu hàng hóa, bán hàng giả một số mặt hàng...; mì Kokomi của Masan có sinh vật lạ như giun, sán; bia Huda bị bán hoàn toàn cho Trung Quốc... đã gây hậu quả thật và đặc biệt làm hoang mang dư luận. Là một chuyên gia về PR và truyền thông, chị đánh giá các sự việc này ra sao, các doanh nghiệp có “sống dở chết dở” và nếu có, thiệt hại lớn nhất ở đây là gì?
Thiệt hại lớn nhất là họ bị mất đi cảm tình của công chúng dẫn đến tẩy chay. Thực ra nếu doanh nghiệp là những người thực sự chuyên nghiệp thì như tôi đã nói ở trên, tin giả (fake news), tin đồn là một phần song hành cùng họ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, họ phải chấp nhận nó và đối mặt với nó. Những người xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp luôn dự trù sẵn các kịch bản giả định để nếu khủng hoảng xảy ra sẽ có thể đối phó ngay tức thì. Nếu họ làm tốt thì sẽ nhanh chóng chứng minh được rằng mình bị oan. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp sau khi chứng minh được mình bị oan và tin đồn đó là nhằm mục đích xấu thì không những công việc kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng mà còn tạo được thiện cảm gấp nhiều lần đối với công chúng. Thậm chí doanh thu còn nhiều hơn so với trước kia, vì công chúng có xu hướng cảm thấy “có lỗi” vì ngờ oan cho doanh nghiệp và hình thành tâm lý “chuộc lỗi”.
Trong những tin giả mà tôi đã nêu trên, không ít trường hợp cho thấy sự nhập cuộc của cơ quan chức năng liên quan còn chậm, tiến độ giải quyết kéo dài. Vậy điều này có tác động, ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp?
Trong những việc này thì thường doanh nghiệp phải chủ động gửi đơn khiếu kiện và đốc thúc các cơ quan liên quan tìm ra sự thật chứ để mọi sự diễn ra theo cách “tự nhiên” là cơ quan chức năng tự động vào cuộc thì sẽ rất lâu. Tuy nhiên ngay cả khi đã gửi đơn khiếu kiện thì các thủ tục pháp lý cũng sẽ diễn ra rất lâu la, lằng nhằng khiến cho sản phẩm tiêu thụ và dịch vụ của doanh nghiệp bị người tiêu dùng thờ ơ và thậm chí kinh sợ, doanh thu của công ty sụt giảm.
Theo chị, trong thời buổi mạng xã hội ngày càng phát triển, sức mạnh truyền thông ngày một ảnh hưởng tới cộng đồng thì có hay không việc doanh nghiệp tung tin giả để “hạ đo ván” đối phương?
Có chứ, cái đó trong thuật ngữ chuyên ngành gọi là PR đen. PR trắng nghĩa là những người làm PR chân chính. Họ sẽ nỗ lực để tạo dựng và cải thiện mối quan hệ tốt với công chúng để cạnh tranh lành mạnh với đối phương. Nhưng một khi họ làm việc đó không hiệu quả thì họ sẽ sử dụng phương thức PR đen là dìm đối thủ xuống để nâng mình lên. Trong các thủ đoạn PR đen đương nhiên có chiêu thức tung tin đồn để tận dụng sự cả tin của công chúng.
Là một chuyên gia PR, chị có thể đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp khi đứng trước fake news? cũng như cơ quan truyền thông cần làm gì để không bị sa vào việc đưa tin thiếu khách quan, thậm chí thông tin sai hoàn toàn làm “thiệt đơn thiệt kép” (doanh nghiệp thiệt hại về kinh tế và công chúng bị đánh lừa)?
Trong thời gian chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc thì doanh nghiệp có thể liên tục cập nhật tiến trình điều tra hoặc quá trình theo sát diễn biến để chứng tỏ cho công chúng thấy rằng bản thân mình cũng đang nỗ lực hết sức để tìm ra sự thật và chân lý, và sự chậm chạp này không phải do lỗi của họ mà còn liên quan đến nhiều bên nữa. Sự im lặng trong khủng hoảng là điều mà công chúng ghét nhất. Bên cạnh đó họ cũng phải nhanh chóng liên hệ với các đơn vị truyền thông để tổ chức họp báo công khai thông tin trước dư luận. Còn giới truyền thông thì thực sự là “quyền lực thứ tư” nên tôi nghĩ rằng trước khi đưa tin họ phải nghĩ đến thứ quyền lực đáng sợ đó của họ. Vì truyền thông luôn có khả năng đưa người khác lên thiên đàng và xuống địa ngục dễ dàng.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
