agribank-vietnam-airlines

Phòng, chống “diễn biến hòa bình” về văn hóa trên không gian mạng

Hiếu Giang
Hiếu Giang  - 
Việc chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội cần sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và của quần chúng nhân dân.
aa

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và phát triển như vũ bão hiện nay, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng thì mạng xã hội đã và đang là phương thức, thủ đoạn chủ yếu của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Vì vậy, việc chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội cần sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và của quần chúng nhân dân.

“Diễn biến hòa bình” là một dạng thức hoạt động cơ bản của các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự, nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền, làm sụp đổ chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa mà không cần phát động chiến tranh vũ trang”(1).

phong chong dien bien hoa binh ve van hoa tren khong gian mang
Việc chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Việt Nam là nước có vị trí địa kinh tế - chính trị - quân sự chiến lược quan trọng trong khu vực, lại nằm ở vị trí địa - chiến lược, trung tâm của cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Hơn 35 năm qua, Việt Nam đã tăng cường vị thế, uy tín, tiềm lực, thực lực và sức mạnh tổng hợp của mình trên trường quốc tế. Song song với công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, chúng ta cũng không ngừng đẩy mạnh việc phòng, chống các âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã và đang điên cuồng tấn công ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Chúng coi đây là mặt trận hàng đầu, là mũi nhọn đột phá, thọc sâu, vừa dùng các lực lượng, phương tiện từ bên ngoài, vừa tận dụng phát triển các lực lượng và phương tiện ở trong nước, tạo ra sự chống đối mạnh mẽ từ nội bộ Đảng, nội bộ xã hội ta, từng bước làm cho nhân tố chống đối bên trong phát triển để phá ta từ bên trong. Âm mưu sâu xa của chúng là thông qua xâm nhập phá hoại tư tưởng văn hóa để dẫn dắt, làm nảy sinh biến động về chính trị của xã hội ta, từ đó làm rối loạn về tư tưởng chính trị và niềm tin cách mạng của nhân dân ta.

Nấp dưới vỏ “văn hóa”, các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi đen giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống trong đời sống xã hội ta, đồng thời tuyên truyền quảng bá văn hóa, lối sống phương Tây. Chúng kích động khuynh hướng đòi văn hóa, văn nghệ hoạt động độc lập với chính trị, không chịu sự quản lý của nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; lôi kéo văn nghệ sĩ sáng tác theo các trường phái khác lạ theo kiểu phương Tây, coi rẻ truyền thống văn hóa dân tộc, làm phai mờ các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng, gieo rắc lối sống phản động, lạc hậu, suy đồi, biến Việt Nam thành “thuộc địa văn hóa” của ngoại bang. Chúng cổ xúy cho lối sống vị kỷ, bản năng, thực dụng làm con người Việt Nam mất gốc, làm thay đổi giá trị thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, chuyển đổi các thang bậc giá trị xã hội theo chiều hướng xấu. Chúng trắng trợn xuyên tạc lịch sử, chống phá nền tảng tư tưởng văn hóa - xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng; bài xích, bác bỏ văn hóa, đạo đức, lối sống truyền thống dân tộc, văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa.

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ cao, các thế lực thù địch đang sử dụng triệt để các phương tiện thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản, đặc biệt là mạng xã hội để thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta. Vì, mạng xã hội đang là một trong những phương tiện truyền thông có tốc độ nhanh, sức lan tỏa mạnh, tiếp cận nhiều đối tượng công chúng.

Thực tế ở nước ta những năm qua xuất hiện nhiều các website, blog, fanpage, dịch vụ thư điện tử (e-mail) và các trang mạng xã hội (Facebook), Zalo (các dịch vụ chat, nhắn tin, hội thoại), truyền thoại (VoIP), diễn đàn (forum), Twitter, Youtube, MySpace… phát tán dày đặc với tần suất lớn những thông tin, quan điểm trái chiều, xuyên tạc, chống phá Đảng và nhà nước ta. Dựa vào một số sự kiện đã hoặc sắp diễn ra, các thế lực thù địch đã nhào nặn hàng loạt tin, bài “sặc mùi” chính trị phản động; thêm bớt những số liệu không thể kiểm chứng, kèm theo trích dẫn “kim, cổ, đông, tây”, giả danh khoa học; sử dụng công nghệ chèn các tư liệu, hình ảnh để cắt ghép, chỉnh sửa, “live stream”... tạo ra những sự kiện “giật gân”, thông tin câu khách; cố tình đổi trắng thay đen, biến không thành có, rồi suy diễn, bình luận theo kiểu làm “sáng tỏ vấn đề”. Tần suất các luận điệu thâm độc đó ngày càng gia tăng cả về lưu lượng, cấp độ, mật độ; thực hiện chiến lược “bôi nhiều sẽ bẩn”, “nói lắm phải tin”, tung “hỏa mù” nhằm gây tâm lý hoài nghi, dao động trong xã hội; từng bước hướng cộng đồng đến những suy nghĩ lệch lạc dẫn đến “tự diễn biến” và rơi vào “tự chuyển hóa” lúc nào không hay. Chúng lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khai thác thông tin từ những vụ, việc tiêu cực xảy ra trong đời sống để xuyên tạc, thổi phồng; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất; đăng tải thông tin thật, giả lẫn lộn, đưa ra cái gọi là “tài liệu chứng minh” để xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng, qua đó kích động xã hội phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, kêu gọi từ bỏ Đảng; thúc đẩy lối sống thực dụng, thẩm thấu tư tưởng văn hóa ngoại lai vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân (nhất là thế hệ trẻ) làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, băng hoại đạo đức xã hội...

Do tầm quan trọng đặc biệt của công tác đấu tranh tư tưởng và những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, phức tạp, nên Đảng, nhà nước ta luôn coi trọng, tập trung chỉ đạo và triển khai công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018, của Bộ Chính trị, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” nhấn mạnh: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt” Đại hội XIII của Đảng đề cập trực tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và phát triển thông tin trên không gian mạng, trong đó có việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch: “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”(2).

Trong thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục sử dụng không gian mạng nói chung, mạng xã hội nói riêng để chống phá ta trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa, do đó cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, giáo dục nâng cao nhận thức, sự đồng thuận, nhất trí cao của các tổ chức, lực lượng phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa nhận thức rõ vai trò của văn hóa trên mặt trận tư tưởng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hai là, xác định đúng nội dung, đa dạng hóa hình thức, biện pháp phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa trên mạng xã hội. Về nội dung, tập trung vào việc nâng cao nhận thức lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc, quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa xã hội chủ nghĩa. Tạo sự thống nhất, đồng thuận về sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Về hình thức, biện pháp, đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa trên không gian mạng.

Ba là, xây dựng và phát huy vai trò của các cơ quan, lực lượng chuyên trách phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.

Bốn là, khắc phục sự yếu kém trong quản lý những nội dung thông tin trên không gian mạng. Tăng cường công tác kiểm soát, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội trên không gian mạng, chủ động thiết kế xây dựng chủ đề để dẫn dắt dư luận; lựa chọn chủ đề tăng tính tương tác, cần “phân loại” công chúng trên cộng đồng mạng để xác định, lựa chọn cách thức, phương pháp dẫn dắt thông tin định hướng tư tưởng, dư luận trên mạng xã hội.

Năm là, các cơ quan tuyên truyền, các loại hình báo chí, nhất là các báo mạng điện tử, các trang mạng xã hội cần phát huy tốt vai trò đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, các luận điệu tuyên truyền, lừa mị về văn hóa của các thế lực thù địch. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, quốc phòng, an ninh, đối ngoại với phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa.

(1) Xem Thiếu tướng, PGS, TS, NGND. Nguyễn Bá Dương: Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2018

(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 146

Hiếu Giang

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data