agribank-vietnam-airlines

Phối hợp chính sách để lãi suất giảm thêm

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
"Không có chuyện NHTW muốn cao, NHTM muốn cao và chỉ doanh nghiệp muốn lãi suất thấp”, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết. Trên thực tế ngành Ngân hàng đã và đang nỗ lực kéo giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
aa
Lãi suất và phục hồi tăng trưởng Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Mặt bằng lãi suất còn cao do nhiều nguyên nhân

Theo báo cáo “Tác động môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng năm 2023”, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam công bố mới đây, kinh tế Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn, bao gồm sự trầm lắng của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cùng với sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu từ quý IV/2022.

Theo ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện Văn phòng KAS tại Việt Nam, tăng trưởng GDP quý I chỉ khoảng 3,3%, với sản lượng công nghiệp, xuất khẩu… đều giảm. Điều đó cho thấy, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực giải quyết những nút thắt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, lãi suất cao vẫn là một hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh.

“Lãi suất cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế phát triển…”, ông Florian Feyerabend nói.

Theo báo cáo trên, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 và đến tháng 2/2023. TS. Nguyễn Tú Anh, chuyên gia nhóm nghiên cứu báo cáo, nhận định, môi trường lãi suất cao không chỉ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hành mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp, lớn hơn là đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP dự báo/thực tế của Việt Nam theo ADB, IMF, WB  (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
Tốc độ tăng trưởng GDP dự báo/thực tế của Việt Nam theo ADB, IMF, WB
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận: “Tôi có thể khẳng định, không ai muốn một môi trường lãi suất cao cả. Không có chuyện NHTW muốn cao, NHTM muốn cao và chỉ doanh nghiệp muốn lãi suất thấp”.

Trước thực tế lãi suất tại Việt Nam trong so sánh với các nước đang ở mức “trung bình cao”, TS. Lực cho rằng điều này do một số nguyên nhân chính như: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam thông thường vẫn cao hơn bình quân của thế giới (ngoại trừ 2 năm vừa qua); Tâm lý chung là người dân gửi tiền phải có lãi suất thực dương (kỳ vọng lạm phát phải thấp hơn lãi suất tiền gửi cùng thời hạn - theo năm); Mức độ rủi ro của nền kinh tế, của bản thân doanh nghiệp và một số ngành kinh tế còn cao (thể hiện ở mức độ xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, của bản thân các doanh nghiệp mới ở mức khoảng BB+ theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế); Chi phí vận hành nền kinh tế vẫn rất tốn kém và rất cao (gồm cả chi phí chính thức và không chính thức); Hiện vẫn còn một số tổ chức tín dụng yếu kém và họ thường đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao khiến mặt bằng lãi suất bị đẩy lên một cách thiếu lành mạnh; Áp lực nợ xấu tăng.

Hóa giải điểm nghẽn môi trường đầu tư kinh doanh

Thực tế trong thời gian gần đây, sau 2 lần giảm các lãi suất điều hành của NHNN đã tạo thông điệp và định hướng tích cực cho các NHTM trong việc giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Các ngân hàng hầu hết đã có sự chủ động trong việc giảm lãi suất, rõ nét nhất là trong tháng 4 và đầu tháng 5 này. Theo số liệu từ NHNN đến cuối tháng 4, lãi suất huy động chung của tất cả các tổ chức tín dụng đã giảm khoảng 1-1,2%; lãi suất cho vay giảm khoảng 0,5-0,65%. Riêng các NHTM Nhà nước, mức giảm tích cực hơn (phần lãi suất huy động giảm từ 1-1,5%; lãi suất cho vay giảm từ 1,5-2%). Qua đó, đưa các khoản tiền gửi mới và các khoản tín dụng mới về các mức bình quân tương ứng với tiền gửi là 6,0-6,1% (cộng tất cả kỳ hạn lại chia bình quân); cho vay từ 9-9,2%. Đây là những con số cho thấy tốc độ giảm lãi suất đang khá tích cực trong thời gian vừa qua.

Trong bối cảnh ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết lúc này; thực tế cung tiền có xu hướng giảm (liên tục giảm từ 2021 đến nay), trong khi Việt Nam có xu hướng duy trì được vị thế là nước xuất khẩu vốn (có thặng dư cán cân vãng lai), TS. Nguyễn Tú Anh cho rằng có dư địa để tiếp tục giảm thêm lãi suất.

“Cần có những chính sách quyết liệt, phối hợp giữa ngành Ngân hàng, ngành tài chính, thị trường vốn cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất giảm xuống thì mới nâng được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó đạt được mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6-7%/năm và đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào cuối thập kỷ này", chuyên gia này đề xuất.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng nếu dung hòa, cân bằng tốt được các chính sách, Việt Nam vẫn có dư địa để giảm thêm lãi suất trong năm nay. Các yếu tố chính để giảm lãi suất được chỉ ra bao gồm: (i) Xu hướng lạm phát trong nước đã và đang giảm dần, kể cả có tăng lên quanh mức 4-4,5% thì vẫn chấp nhận được; (ii) Áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá trên toàn cầu hiện đã giảm đi rất nhiều so với năm ngoái; (iii) Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay tốt hơn so với quý IV/2022; (iv) Giải ngân vốn đầu tư công sẽ tốt lên, giúp giảm bớt các ách tắc khi tiền nằm ở Kho bạc Nhà nước, nằm ở hệ thống ngân hàng và giảm bớt chuyện nợ đọng vốn lẫn nhau ở các doanh nghiệp. Theo đó, vòng quay tiền sẽ nhanh hơn, lượng cung tiền năm nay dự báo khoảng 10% cao hơn mức chỉ 6,2% của năm ngoái.

“Như vậy từ nay đến cuối năm, chúng ta vẫn có thể giảm mặt bằng lãi suất từ 1-2%, trên cơ sở hài hòa, dung hòa nhiều mặt trận, nhiều mục tiêu khác nhau”, TS. Lực nói, nhưng đồng thời lưu ý: “Lãi suất không phải là tất cả, vì có tiền chưa chắc đã tiêu được. Quan trọng hơn, môi trường đầu tư kinh doanh phải cải thiện”.

Chuyên gia này cho rằng, câu chuyện “sợ trách nhiệm, sợ rủi ro để không dám làm gì cả” đang thực sự là điểm nghẽn hiện nay cho doanh nghiệp, người dân. Do đó cải thiện được vấn đề này sẽ giải tỏa được rất nhiều tồn tại hiện nay.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR cũng nhấn mạnh, việc tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, thống nhất cho doanh nghiệp là quan trọng nhất hiện nay. Cùng với đó, trong cân bằng giữa mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cần đồng thời tìm kiếm các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

“Trong hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo; chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái "thích ứng" với hiện trạng của nền kinh tế để tiếp tục cân bằng giữa quản lý, kiểm soát các rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn”, chuyên gia này đề xuất.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data