agribank-vietnam-airlines

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Đoàn điều IV Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Trà Giang
Trà Giang  - 
Sáng ngày 21/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã họp tổng kết với Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
aa
Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô, tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp Tổng Giám đốc IMF đánh giá cao chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Việt Nam

Buổi làm việc có sự tham dự của ông Paulo Medas -Trưởng Đoàn Điều IV của IMF đối với Việt Nam; ông Jochen Schmittmann - Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, Lào và Campuchia; các cán bộ Đoàn Điều IV, cán bộ Văn phòng đại diện IMF tại Hà Nội và lãnh đạo một số đơn vị thuộc NHNN.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Chia sẻ về công tác điều hành của NHNN, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, năm 2024, mặc dù bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều bất ổn, khó lường, nhưng Chính phủ và NHNN luôn theo dõi sát diễn biến quốc tế và trong nước để có các phản ứng chính sách kịp thời và phù hợp. Theo đó, Việt Nam khả năng cao vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng GDP tích cực, dự kiến vượt 6,5%. Động lực chính đến từ xuất khẩu phục hồi, vốn FDI tăng trưởng ổn định và các chính sách hỗ trợ nền kinh tế được triển khai từ năm 2023. Đồng thời, lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm, góp phần giảm áp lực lạm phát nhập khẩu, lạm phát tổng thể Việt Nam dự kiến dao động trong mức mục tiêu. Về phía NHNN, trong năm 2024, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa, quản lý giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đánh giá cao các khuyến nghị quan trọng của Đoàn đối với Việt Nam, qua đó góp phần giúp Việt Nam thực thi hiệu quả chính sách tài khoá – tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phó Thống đốc đề nghị IMF tiếp tục duy trì các hoạt động đối thoại, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ từ phía IMF và các đối tác quốc tế trong chặng đường đổi mới, phát triển theo hướng bền vững, xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại.

Ông Paulo Medas -Trưởng Đoàn Điều IV của IMF đối với Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc
Ông Paulo Medas -Trưởng Đoàn Điều IV của IMF đối với Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Trước khó khăn, thách thức mà NHNN gặp phải trong quá trình điều hành chính sách, ông Paulo Medas đánh giá cao những nỗ lực và thành quả mà NHNN đạt được thời gian qua trong việc kiểm soát lạm phát, góp phần duy trì mức tăng trưởng khả quan. Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng nhất thế giới năm 2024 nhờ động lực từ xuất khẩu, FDI và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt những thách thức lớn từ môi trường bên ngoài trong thời gian tới như khả năng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, rất nhiều yếu tố bất định ảnh hưởng tới thị trường tài chính và khiến Việt Nam có thể đối mặt nhiều rủi ro lớn hơn.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Do đó, IMF khuyến nghị điều hành kinh tế vĩ mô cần đặt trọng tâm vào quản lý rủi ro trong thời gian tới. Ông Paulo Medas cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho NHNN và các Bộ, ngành liên quan về hiện đại hóa khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ, củng cố tài khóa, ổn định hệ thống ngân hàng tài chính, phát triển thị trường vốn và các cải cách cơ cấu nhằm duy trì tăng trưởng cao trong trung hạn. Trưởng đoàn Điều IV Việt Nam khẳng định IMF sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Chính phủ và NHNN trong quá trình hoạch định, triển khai chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới và sẽ tiếp tục hỗ trợ NHNN, các cơ quan quản lý trong việc tăng cường năng lực, tư vấn chính sách để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Trà Giang

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data