agribank-vietnam-airlines

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đồng chủ trì Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN tại Malaysia

PV
PV  - 
Trên cương vị Đồng chủ trì Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN (SLC) giai đoạn 2024-2026, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã đồng chủ trì Hội nghị SLC lần thứ 29 vào ngày 13/3/2025 tại Malaysia.
aa
Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn tiếp Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Ba Lan Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Trung Quốc Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp đoàn công tác Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB)

Ủy ban SLC được thành lập năm 2011 trong khuôn khổ tiến trình hội nhập ngân hàng ASEAN nhằm đưa ra định hướng chỉ đạo và điều phối triển khai các sáng kiến hội nhập tài chính ngân hàng trong khu vực. Đây là diễn đàn hợp tác chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, góp phần tăng cường đối thoại chính sách giữa các Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước thành viên ASEAN cũng như giữa các NHTW với các cơ quan quản lý tài chính – ngân hàng khu vực, các đối tác quốc tế để thúc đẩy đối thoại chính sách vì sự ổn định khu vực tài chính, ngân hàng.

Hội nghị SLC lần thứ 29 dưới sự đồng chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và NHTW Indonesia có sự tham gia của các Phó Thống đốc NHTW ASEAN và Timor-Lester (tham gia với tư cách quan sát viên), Đồng chủ trì các Nhóm công tác ASEAN về hợp tác ngân hàng và đại diện các tổ chức quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF, Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN – AMRO), Ban Thư ký ASEAN, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đồng chủ trì Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN tại Malaysia
Các Phó Thống đốc NHTW ASEAN chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị SLC 2025

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà chia sẻ Hội nghị SLC lần thứ 29 được tổ chức trong bối cảnh các nền kinh tế ASEAN tiếp tục duy trì khả năng chống chịu với dự báo mức tăng trưởng ổn định năm 2025 song vẫn còn nhiều thách thức trước mắt như các yếu tố bất định từ bên ngoài và biến động trên thị trường tài chính. Thực tế này càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của SLC trong việc thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin và điều phối các chính sách nhằm ứng phó với các rủi ro kinh tế mới nổi. Đặc biệt, năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi các thành viên tiến hành xây dựng Kế hoạch Chiến lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2026 - 2030. Các thảo luận tại Hội nghị SLC sẽ góp phần định hướng chương trình nghị sự hội nhập tài chính ASEAN trong giai đoạn mới, đảm bảo các sáng kiến hợp tác tài chính ngân hàng phù hợp với tầm nhìn chung của Cộng đồng kinh tế ASEAN, đặt nền móng hướng tới một khu vực tài chính hội nhập hơn, bền vững hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn trong tương lai.

Đối thoại chính sách giữa các Phó Thống đốc NHTW ASEAN và các tổ chức quốc tế

Mở đầu phiên thảo luận về diễn biến kinh tế vĩ mô khu vực và quốc tế, IMF nhận định tăng trưởng kinh tế năm 2024 nhìn chung vẫn mạnh mẽ, áp lực lạm phát đang dần quay về mức mục tiêu dù vẫn ở mức thấp tại một số thị trường mới nổi, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, IMF cảnh báo về một số rủi ro đối với tăng trưởng bao gồm bất ổn trong chính sách thương mại, căng thẳng địa chính trị, áp lực tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối do tình trạng bất ổn toàn cầu. Tăng trưởng giữa các nền kinh tế có sự phân hóa, một số thị trường mới nổi đối mặt với rủi ro nợ công và khủng hoảng tài chính. Trong bối cảnh đó, IMF khuyến nghị tầm quan trọng của việc:

Thứ nhất, điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với điều kiện trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát có xu hướng quay trở lại và sự biến động của dòng vốn;

Thứ hai, duy trì kỷ luật tài khóa để đảm bảo tính bền vững của nợ công, đồng thời có không gian tài khóa để ứng phó với các cú sốc kinh tế tiềm ẩn;

Thứ ba, theo dõi chặt chẽ rủi ro từ lĩnh vực tài chính, đặc biệt là nguy cơ khủng hoảng thanh khoản và biến động tỷ giá trong bối cảnh áp lực nợ gia tăng tại các nền kinh tế mới nổi;

Thứ tư, tăng cường hợp tác khu vực, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm phụ thuộc vào một số nền kinh tế lớn;

Thứ năm, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, giáo dục để tăng năng suất và giảm bớt tác động của suy giảm lực lượng lao động.

Về phía AMRO, AMRO dự báo tăng trưởng của khu vực ASEAN+3 sẽ duy trì trên 4% trong giai đoạn 2025-2026, được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa bền vững và sự phục hồi của xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và du lịch. Lạm phát dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 1,7% vào năm 2025 nhưng vẫn ở mức thấp nhờ giá hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt và kỳ vọng lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, AMRO nhấn mạnh các rủi ro cần lưu ý bao gồm sự bất ổn trong chính sách thương mại của Mỹ, căng thẳng địa chính trị và tác động lan tỏa đối với khu vực. Trong bối cảnh đó, AMRO khuyến nghị các nền kinh tế ASEAN+3 cần duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, củng cố tài khóa và tăng cường hợp tác khu vực để đối phó với những biến động toàn cầu, bảo đảm tăng trưởng ổn định trong tương lai.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện NHNN đồng quan điểm với các nhận định của IMF và AMRO về những rủi ro, thách thức đối với tăng trưởng toàn cầu và khu vực như bất ổn kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và biến động thị trường tài chính. Trong bối cảnh đó, NHNN nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác khu vực, ổn định kinh tế vĩ mô để ứng phó với các thách thức, tăng cường khả năng chống chịu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Về tình hình kinh tế Việt Nam, đại diện NHNN chia sẻ GDP năm 2024 ước đạt 7,09%, thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực, nhờ tiêu dùng nội địa vững mạnh, FDI tăng trưởng, lạm phát ổn định (3,5- 4%) và hệ thống tài chính vững chắc. Tuy nhiên, NHNN cũng lưu ý các rủi ro bên ngoài như căng thẳng địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng và biến động chính sách tiền tệ toàn cầu.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà Đồng chủ trì Hội nghị SLC 2025
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà Đồng chủ trì Hội nghị SLC 2025

Hoạt động của các Nhóm Công tác ASEAN về hợp tác ngân hàng khu vực

Trong khuôn khổ Hội nghị, dưới sự điều phối của NHNN và NHTW Indonesia, các Nhóm công tác về hợp tác ngân hàng ASEAN đã báo cáo tiến độ triển khai các sáng kiến, hoạt động trong năm 2025 cũng như định hướng hoạt động trong thời gian tới. Đồng quan điểm với các đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN đánh giá cao nỗ lực của các Nhóm công tác trong triển khai các hoạt động ưu tiên năm 2024. Qua đó góp phần đáng kể trong việc tăng cường tài chính toàn diện, thúc đẩy tự do hóa hơn nữa tài khoản vốn, tăng cường kết nối hệ thống thanh toán nội khối ASEAN và thúc đẩy các luồng lưu chuyển vốn nội khối, hướng tới mục tiêu kết nối đa phương trong khu vực ASEAN. Các Phó Thống đốc thống nhất phê duyệt các ưu tiên của các Nhóm công tác trong năm 2025 và hoan nghênh các Nhóm đã tập trung nỗ lực đề xuất, xây dựng các hoạt động chiến lược và các chỉ số hoạt động (KPI) mới cho giai đoạn 2026-2030, phù hợp với Kế hoạch Chiến lược 2026-2030 đang trong quá trình xây dựng.

Kết thúc Hội nghị, các Phó Thống đốc đánh giá cao và cảm ơn NHTW Malaysia đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị SLC lần thứ 29. Hội nghị ghi nhận các nỗ lực của NHNN và NHTW Indonesia trong thúc đẩy và chủ trì dẫn dắt triển khai hiệu quả các sáng kiến và hoạt động hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tài chính ngân hàng ASEAN, nhờ đó khu vực ASEAN tiếp tục cho thấy tiến trình hội nhập sâu rộng và tương đối ổn định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN tại Malaysia

Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN tại Malaysia

Ngày 10/4/2025, Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp tục dẫn đầu Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tham dự Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMGM) tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với đại diện Deutsche Bank

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng làm việc với đại diện Deutsche Bank

Ngày 10/04/2025, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Alexander von zur Muehlen, Thành viên Hội đồng quản trị Deutsche Bank AG, kiêm Tổng Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đức, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA); ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc Deutsche Bank Việt Nam.
Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự các phiên đối thoại với Hội đồng kinh doanh và CEO các tổ chức tài chính

Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự các phiên đối thoại với Hội đồng kinh doanh và CEO các tổ chức tài chính

Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự chuỗi Hội nghị cấp cao ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 9/4/2025, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh dẫn đầu đã tham dự các phiên đối thoại giữa Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Bộ trưởng Tài chính ASEAN với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (EU-ABC), Hội đồng kinh doanh EU – ASEAN (EU-ABC), Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC), CEO của các tổ chức tài chính.
Tăng trưởng tín dụng quý I gấp 2,5 lần cùng kỳ, đóng góp tích cực vào đầu tư toàn xã hội

Tăng trưởng tín dụng quý I gấp 2,5 lần cùng kỳ, đóng góp tích cực vào đầu tư toàn xã hội

Số liệu trên được Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương (sáng 6/4) do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
Trao Quyết định giao Quyền Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN

Trao Quyết định giao Quyền Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN

Ngày 4/4/2025, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định giao Quyền Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT) đối với bà Hoàng Thị Phương Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ HTQT.
Đoàn công tác NHNN làm việc với hệ thống NHNN Khu vực 7

Đoàn công tác NHNN làm việc với hệ thống NHNN Khu vực 7

Sáng ngày 4/4/2025, Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng làm Trưởng đoàn đã làm việc với hệ thống NHNN Khu vực 7 để kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất sau khi NHNN Khu vực 7 đi vào hoạt động theo mô hình mới.
Tín dụng ngân hàng - “bệ phóng” cho tăng trưởng kinh tế

Tín dụng ngân hàng - “bệ phóng” cho tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP tối thiểu 8% trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng lành mạnh, hiệu quả.
NHNN chi nhánh Khu vực 8 đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn, hiệu quả

NHNN chi nhánh Khu vực 8 đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn, hiệu quả

Ngày 3/4/2025, Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng làm Trưởng đoàn đã làm việc với hệ thống NHNN chi nhánh Khu vực 8 để kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất sau khi NHNN chi nhánh Khu vực 8 đi vào hoạt động theo mô hình mới.
Ngân hàng cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp phải “tiện, lợi và an toàn”

Ngân hàng cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp phải “tiện, lợi và an toàn”

Ngày 1/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực 12 (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh). Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh: các tổ chức tín dụng cần cải thiện sản phẩm để cung cấp sản phẩm “tiện, lợi và an toàn”.
Bảo hiểm tiền gửi góp phần giúp hệ thống TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh

Bảo hiểm tiền gửi góp phần giúp hệ thống TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh

Sáng 1/4, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm vệc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data