agribank-vietnam-airlines

Phó Thống đốc Đào Minh Tú tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc IMF

PV
PV  - 
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, sáng 24/9 (giờ địa phương), tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. Tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Đào Minh Tú.
aa
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp Đoàn Điều IV IMF Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp Giám đốc điều hành Văn phòng Nhóm Đông Nam Á tại IMF Việt Nam tham dự Hội nghị Thường niên năm 2024 của IMF và WB tại Washington D.C

Chúc mừng bà Kristilina nhân dịp 80 năm thành lập IMF, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao vai trò quan trọng của IMF trong giám sát sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế, tư vấn các nước xây dựng chính sách để ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế bền vững, cân bằng, toàn diện và biến đổi khí hậu. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ, từ một nền kinh tế lạc hậu, nay Việt Nam đã nằm trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đang đứng trước khởi điểm cho một kỷ nguyên mới, hướng tới những cột mốc quan trọng là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2030 và kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước vào năm 2045.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc IMF
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva (Ảnh: TTXVN)

Đánh giá cao thành tựu phát triển của Việt Nam, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva khẳng định, Việt Nam và ASEAN là điểm sáng của tăng trưởng trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn khi kinh tế thế giới trải qua những cú sốc. Bà Kristalina cho biết, xuyên suốt chặng đường phát triển đó của Việt Nam, IMF đã luôn là người bạn tốt, người đồng hành hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng tăng trưởng; đồng thời khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới thông qua thúc đẩy cải cách và quản trị rủi ro, nhằm đạt được mục tiêu trở thành một nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Tổng Giám đốc IMF cho rằng, khả năng chống chịu, thích ứng và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dựa trên 2 trụ cột vững chắc, không ngừng được củng cố trong nhiều thập kỷ qua. Đó là một thể chế mạnh, ngày càng hoàn chỉnh và cách tiếp cận ưu tiên tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo tính bao trùm trong hoạch định các chính sách vĩ mô.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc IMF
Phó Thống đốc Đào Minh Tú tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc IMF

Kết thúc buổi tiếp, bà Kristalina Georgieva mong rằng Việt Nam có thể cùng IMF chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện thành công của nền kinh tế Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là các đối tác ở khu vực châu Phi.

Đáp lại, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị IMF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu và tầm nhìn đã đặt ra, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển các công nghệ mới, trong đó có trí tuệ nhân tạo, gắn với bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo theo tinh thần lấy người dân là trung tâm và không bỏ ai lại phía sau. Với thế và lực mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, vì một thế giới hòa bình và thịnh vượng.

IMF được thành lập 1944 với tư cách là một tổ chức thành viên của Liên Hợp Quốc, đến nay có 190 hội viên. IMF có mục tiêu đạt được sự tăng trưởng bền vững và thịnh vượng cho tất cả các nước hội viên thông qua hỗ trợ các chính sách kinh tế thúc đẩy ổn định tài chính và hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ, những lĩnh vực có vai trò trọng yếu trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm và sự thịnh vượng kinh tế.

Việt Nam và IMF có quan hệ hợp tác tích cực trên nhiều lĩnh vực, bao gồm đánh giá, tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô – tài chính – tiền tệ, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo tăng cường năng lực.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data