agribank-vietnam-airlines

Phó Chủ tịch Quốc hội: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu năm 2025

Trần Hương
Trần Hương  - 
Sau một ngày thảo luận tại hội trường, chiều nay (4/11) phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại đã kết thúc. Phiên thảo luận đã có 59 đại biểu Quốc hội của tất cả các Đoàn phát biểu, có 6 đại biểu tham gia tranh luận, còn 26 đại biểu đã đăng ký nhưng chưa phát biểu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu gửi ý kiến về Ban thư ký để tổng hợp.
aa
Phó Chủ tịch Quốc hội: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu năm 2025
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đã có 3 Bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham gia phát biểu, giải trình nhiều vấn đề được cử tri và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Một số nội dung khác có liên quan đến các lĩnh vực khác sẽ được giải trình, trả lời tại phiên chất vấn và các phiên họp có liên quan tiếp theo. Nhìn chung, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện, sâu sắc, thể hiện quyết tâm và tâm huyết của các đại biểu đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và các vấn đề mà đông bảo đông đảo cử tri quan tâm.

Các đại biểu Quốc hội thống nhất, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 và thiên tai, bão lũ miền Trung. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư và sự lỗ lực quyết tâm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ, các cấp, các ngành và sự đóng góp to lớn của cả dân tộc, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nên kinh tế - xã hội của đất nước tiếp tục phục hồi và phát triển dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó GDP ước tăng 6,8 - 7 % đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu về xã hội.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và phát triển hạ tầng đạt những bước phát triển mới quan trọng. Lạm phát được kiểm soát trong điều kiện tăng lương cơ sở ở mức cao, đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững, vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục tăng lên. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt kết quả quan trọng.

Thành tựu là cơ bản nhưng các đại biểu cũng lưu ý một số vấn đề cần quan tâm để đạt được kết quả cao nhất về phát triển kinh tế xã hội của năm 2024. Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, kết quả thực hiện kinh tế xã hội của năm 2025, đóng góp phần quan trọng vào hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025.

Cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2025 nhưng các đại biểu đề nghị cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021-2025 và các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kết luận của Trung ương, nhất là Kết luận 97 của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 về kinh tế xã hội 2024-2025.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Các đại biểu cũng đề nghị phân tích cụ thể, có giải pháp ứng phó, tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát chung, chủ động phòng, chống, ứng phó các rủi ro, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, bội chi nợ công, ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản, điều tiết tốt thị trường, cân đối cung cầu, có giải pháp chấm dứt việc đầu cơ, thổi giá bất động sản, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nợ xấu, phát triển bền vững thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Một số đại biểu đề cập đến vấn đề tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án về đất đai, kích thích tiêu dùng, mở rộng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả, như điện, xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 của bão, lũ ở miền Trung cũng như có cơ chế chủ động, kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, các ý kiến thảo luận cũng đề nghị tiếp tục đổi mới công tác xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật theo tinh thần đổi mới tư duy và phương thức xây dựng pháp luật. Quyết liệt triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân vốn đầu tư công, phát triển khoa học công nghệ, nhất là khoa học ứng dụng, phát triển công nghệ cao, chip bán dẫn, chuyển đổi tranh an toàn của các công trình điện trên lĩnh vực xã hội.

Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu lưu ý tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học, đào tạo nguồn nhân lực nhân lực chất lượng cao, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, thiết bị và tư y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân và giải quyết các vấn đề còn tồn tại của hai bệnh viện ở cơ sở Bạch Mai và Việt Đức, cần chú ý vấn đề lao động, việc làm, chính sách dân số, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người có công, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, thiên tai, môi trường, biến đổi khí hậu và an ninh, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, các đại biểu cơ bản thống nhất với tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Đồng thời tham gia thêm một số ý kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thi hành các luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và sử dụng đất. Các đại biểu cũng tham gia một số ý kiến về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại lớn cho Nhà nước quản lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã được ghi chép, tiếp thu đầy đủ. Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại tổ để đưa ra vào các nội dung quan trọng, cần thiết vào các nghị quyết của Quốc hội. Gửi đại biểu Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data