agribank-vietnam-airlines

Phát triển thị trường bất động sản ổn định, an toàn, lành mạnh

Tư lệnh ngành Ngân hàng và Xây dựng đều khẳng định đó là mục tiêu xuyên suốt trong các giải pháp mà hai ngành đã, đang và sẽ triển khai quyết liệt trong thời gian tới.
aa
Doanh nghiệp bất động sản mong mỏi tháo gỡ vướng mắc pháp lý NHNN và Bộ Xây dựng bàn giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản

Tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trước khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, cần có các giải pháp cụ thể, quyết liệt, khả thi để tháo gỡ khó khăn. Bộ trưởng đánh giá các ý kiến tại hội nghị rất trách nhiệm, thẳng thắn, cụ thể… “Với trách nhiệm của mình Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu và có giải pháp trên tinh thần cùng đồng hành, chia sẻ, cùng tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp. Để thị trường bất động sản ổn định, phát triển an toàn, lành mạnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.

Phát triển thị trường bất động sản ổn định, an toàn, lành mạnh
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm như Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội sớm hoàn thiện Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, rà soát lại các nghị định, thông tư… để tạo điều kiện thông thoáng hơn cho doanh nghiệp và người dân; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính…

“Bộ Xây dựng cũng tiếp tục phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn liên quan đến tín dụng và trái phiếu; mong NHNN, các NHTM tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ thị trường bất động sản, tạo lập nguồn vốn ổn định, lâu dài cho các doanh nghiệp bất động sản”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản, Bộ trưởng đề nghị tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thị trường bất động sản; đồng thời tiếp tục cơ cấu lại các dự án và giá bán BĐS… Lãnh đạo Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương quan tâm, đẩy mạnh tháo gỡ theo thẩm quyền cho các dự án đang gặp khó khăn.

Tháo gỡ những khó khăn cấp bách nhưng vẫn phải thực hiện các giải pháp căn cơ về trung và dài hạn

Khẳng định ý nghĩa quan trọng của Hội nghị trong bối cảnh hiện nay, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhờ sự chỉ đạo vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các cấp, các bộ, ngành, địa phương, tình hình thị trường BĐS theo các đại biểu phát biểu có dấu hiệu khởi sắc hơn, đặc biệt theo đánh giá lại thị trường qua thời điểm khó khăn nhất đang dần hồi phục, các khó khăn, vướng mắc, dần được tháo gỡ. Tuy nhiên, các phát biểu tại Hội nghị đánh giá, thị trường BĐS vẫn còn gặp khó khăn vướng mắc. Nhiều ý kiến đánh giá vướng mắc quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trên 70% đó là vướng mắc về mặt pháp lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp gặp khó về vấn đề bàn giao đất, giá đất, vốn, phân cấp, phân quyền, tổ chức thực hiện…

Phát triển thị trường bất động sản ổn định, an toàn, lành mạnh
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu kết luận Hội nghị

Về nguồn vốn cho thị trường thị trường bất động sản đến từ nhiều kênh, trong đó nguồn vốn tín dụng là một nguồn vốn quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay các kênh huy động vốn đang gặp nhiều khó khăn như là trái phiếu doanh nghiệp…

Ở góc độ ngành Ngân hàng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, NHNN thực hiện rất nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân như giảm lãi suất trong bối cảnh lãi suất trên thế giới cao; cơ cấu kỳ hạn trả nợ; thực hiện các giải pháp điều hành linh hoạt nguồn vốn tín dụng, cũng như sửa đổi ban hành một số chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể tháo gỡ khó khăn

Hưởng ứng 1 triệu căn hộ, ngành Ngân hàng cũng đã đề xuất gói 120.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo lại chung cư cũ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 33/NQ-CP và tiếp tục dành vốn cho thị trường BĐS. Đáng chú ý, gói 120 nghìn tỷ đồng lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn các TCTD, còn đối tượng của chương trình này lại được các địa phương rà soát theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Thống đốc cho biết, tại Nghị quyết số 33 và các Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng, đặc biệt là Công điện số 993 đều đặt vấn đề phải có giải pháp để phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh và bền vững. Đây là nhiệm vụ quan trọng cho tất cả các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, doanh nghiệp khi thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển thị trường bất động sản ổn định, an toàn, lành mạnh
Các doanh nghiệp cho biết đang rất mong mỏi chờ tháo gỡ về pháp lý

Qua chia sẻ của đại biểu và báo cáo của NHNN, Bộ Xây dựng, Thống đốc cho rằng, thị trường mất cân đối cung cầu lớn. Nguồn cung chủ yếu là phân khúc cao cấp và trung cấp. Phân khúc cấp thấp phục vụ cho người dân thu nhập thấp còn hạn chế. Theo tổng hợp của đơn vị chức năng NHNN và Bộ Xây dựng thì gần như những căn hộ giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít. Muốn phát triển thị trường BĐS an toàn lành mạnh, bền vững đòi hỏi phải có giải pháp về phía cung theo hướng tăng cung nhà ở xã hội. Hiện, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt Bộ Xây dựng làm đầu mối phối hợp các địa phương có nhiều giải pháp chương trình triển khai. “Về phía NHNN sẽ phối hợp tích cực với Bộ Xây dựng”, Thống đốc khẳng định.

Đi vào từng vấn đề cụ thể, theo đánh giá của Thống đốc về phía cầu, nhu cầu vay mua nhà của người có thu nhập thấp, công nhân vẫn rất thấp. Thu nhập của người dân, công nhân rất thấp và đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 lại càng khó khăn.

Một thông tin theo Thống đốc rất đáng quan tâm được đưa ra tại Hội nghị đó là chỉ 50% nhu cầu nhà ở không thể chuyển sang nhu cầu đi vay được. Điều này cho thấy nhu cầu mua nhà ở rất là lớn nhưng người vay có vay được hay không lại là câu chuyện. Vì có người có nhu cầu nhà ở nhưng họ lại không thể có điều kiện để vay được vì thu nhập rất thấp. Mà nhu cầu này cần phải được giải quyết bằng cơ chế, chính sách khác. Đối với vấn đề này, tới đây Luật Nhà ở đã có tháo gỡ khó khăn vướng mắc qua việc gỡ các tiêu chí điều kiện cho phép các doanh nghiệp mua nhà để cho công nhân ở… “Điều này tạo cơ chế chính sách để hỗ trợ nhà ở cho người dân, không nhất thiết phải qua việc người dân, người công nhân đi vay mua nhà”, Thống đốc đánh giá.

Đối với cầu mua nhà để đầu tư rất lớn thể hiện qua việc thị trường bất động sản phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, sau giai đoạn sụt giảm vừa rồi, muốn phục hồi cầu đầu tư, Thống đốc cho rằng, vấn đề niềm tin vô cùng quan trọng. Niềm tin sẽ giải quyết bằng các định hình, ở đây đó là yếu tố pháp lý. Nếu pháp lý được giải quyết thì nhà đầu tư sẽ rất yên tâm khi mua nhà thì việc chuyển nhượng hay người ta cũng để sau này đầu tư thì vẫn rất thuận lợi. Ngoài ra, tính minh bạch của các dự án hay vấn đề về giá cũng có thể khuyến khích cầu đầu tư vào nhà ở.

Để tháo gỡ khó khăn trên, Thống đốc đề nghị các Bộ, ngành địa phương cần tập trung ưu tiên giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đầu tư, thủ tục đấu thầu nhất là đối với các dự án nhà ở xã hội hay các vấn đề giải ngân, cấp tín dụng, giải pháp về tín dụng, lãi suất…

Về phía bản thân các doanh nghiệp, Tập đoàn, Thống đốc cũng yêu cầu cần phải theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 33. Cụ thể, doanh nghiệp phải quản trị hoạt động, cân đối giữa mục tiêu lợi nhuận, cơ cấu sản phẩm, cân nhắc về giảm giá bán… Kết hợp cùng với các giải pháp của các bộ, ngành, địa phương sẽ khuyến khích được nhu cầu đầu tư của thị trường này.

Phát triển thị trường bất động sản ổn định, an toàn, lành mạnh
Đại diện ngân hàng chia sẻ đã giảm đáng kể lãi suất cho vay đối với lĩnh vực BĐS so với giai đoạn trước

Liên quan đến đề xuất về nguồn vốn tín dụng, vấn đề cho vay, các thủ tục, lãi suất, tài sản đảm bảo… Thống đốc cho biết, trong bối cảnh hiện nay, các kênh khác cũng đang gặp khó khăn, cho nên càng tạo áp lực đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đối với tín dụng, NHNN cũng đã điều hành rất linh hoạt. Do đó Thống đốc đề nghị các TCTD cân đối nguồn vốn của mình để tích cực cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế nói chung, trong đó có thị trường bất động sản nói riêng. Đặc biệt đối với hạn mức tín dụng của các DN cũng cần đánh giá, rà soát để khuyến khích DN. Song khi cho vay các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực trong ngành bất động sản thì TCTD phải ưu tiên các giới hạn về đảm bảo tỷ lệ an toàn.

Đối với quy trình thủ tục doanh nghiệp phản ánh cũng còn một số phức tạp, còn kéo dài về thời gian thẩm định. Về việc này, bản thân các TCTD cũng đã giải trình và bổ sung ý kiến giải thích tại sao lại phải kéo dài như vậy. Tuy nhiên, trong điểm này, Thống đốc yêu cầu các TCTD tiếp tục xem xét, rà soát thủ tục để rút ngắn nhất có thể thời gian phê duyệt tín dụng, nhưng đồng thời cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải sẵn sàng minh bạch các hồ sơ, rất rõ ràng và lành mạnh trong hoạt động, hợp tác với các TCTD để hai bên cùng bàn bạc, thống nhất với nhau.

Đối với lãi suất, doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn lãi suất tiếp tục giảm. Thực tế, mặt bằng lãi suất cho vay cũ và mới đều giảm. Nhưng có thể chưa giảm đồng đều do lãi suất cho vay cũng phải theo các kỳ hạn của người gửi tiền. Ngân hàng huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, phải tuân thủ quy định về giới hạn an toàn là rất quan trọng. “Sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Mỹ vừa qua cho thấy, các ngân hàng cần đặc biệt lưu ý điểm này. Có như vậy mới giữ ổn định cho nền kinh tế. Nếu hệ thống ngân hàng chao đảo thì doanh nghiệp cũng không có một môi trường bền vững để hoạt động. Thực tế mặt bằng lãi suất đã giảm về mặt bằng trước thời điểm Covid-19. Đây là sự cố gắng rất lớn của hệ thống ngân hàng”, Thống đốc chia sẻ và cho biết thêm, về phía NHNN vẫn tiếp tục chỉ đạo các TCTD cần phải tiết giảm các chi phí, ứng dụng công nghệ để có thể tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp uy tín, tín nhiệm để vay vốn.

Đối với vấn đề tài sản đảm bảo, Thống đốc cho biết, đây là vấn đề do TCTD và khách hàng thỏa thuận, không có quy định bắt buộc khoản nào, quan trọng nhất là dựa vào tính khả thi của doanh nghiệp. Do đó, bản thân các doanh nghiệp khi vay vốn việc chứng minh dự án khả thi, chứng minh dòng tiền vào tài sản trả nợ là rất quan trọng.

Thống đốc yêu cầu, các đơn vị trong hệ thống ngân hàng tích cực và quyết liệt hơn nữa, đồng hành, phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp. Về phía NHNN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành khác để thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

“Tinh thần là thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đó là các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng đồng thời tại Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu xử lý tháo gỡ những khó khăn cấp bách trước mắt nhưng vẫn phải thực hiện các giải pháp căn cơ về trung và dài hạn. Có như vậy thì mới phát triển được thị trường an toàn, lành mạnh và bền vững”, Thống đốc lưu ý.

Nhóm phóng viên - ảnh Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngày 10/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Từ ngày 21 – 25/3/2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với các NHNN chi nhánh, hệ thống TCTD tại khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh) và khu vực 14 (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Đây là các khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,.
Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Ngày 20/3/2025, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 11 và hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 11”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trương Công Thái đồng chủ trì hội nghị.
Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhan dịp tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 10” do NHNN tổ chức tại Khánh Hòa, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Vương Hồng Lĩnh, Phó Tổng Giám đốc Agribank để bạn đọc hiểu hơn về những kế hoạch của Agribank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Trong khi thị trường lúa gạo khá trầm lắng, thì tại các vựa lúa của người dân, hợp tác xã trồng theo Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở ĐBSCL, không khí thu hoạch vụ Đông Xuân vẫn rất rộn ràng. Nông dân phấn khởi khi lúa chín tới đâu, công ty thu hoạch hết tới đó, giá lúa lại ổn định, thu nhập cao hơn so với lúa trồng thông thường.
LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Gói vay 8.000 tỷ đồng có lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,8%/năm, quy trình tinh gọn, thủ tục nhanh chóng là những điểm cộng trong chính sách của Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) dành cho Khách hàng Doanh nghiệp ngay từ những tháng đầu năm 2025.
“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Hơn 3 thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Sáng ngày 12/3/2025, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập NHNN Khu vực 9 và Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 9". Sự kiện có sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các đại biểu lãnh đạo UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, các sở, ngành liên quan. Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội Doanh nghiệp và lãnh đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cũng tham dự.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data