agribank-vietnam-airlines

Phát triển nhà ở xã hội, phải đa dạng nguồn cung

Thu Trang
Thu Trang  - 
Tháng 4/2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2023”. Theo kế hoạch đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn; trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn, giai đoạn 2025-2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Song hiện thị trường thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung loại nhà ở này do cơ chế chống chéo, doanh nghiệp không thể đầu tư xây dựng.
aa
Phát triển nhà ở xã hội: Nên phân cấp, phân quyền cho địa phương Đề xuất thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến cuối quý I năm 2023, cả nước có khoảng 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ở 36 tỉnh, thành phố đã được cấp phép với trên 85.660 căn hộ. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc công ty TNHH xây dựng thương mại Lê Thành cho biết, thời gian qua nhiều doanh nghiệp khởi công các dự án xây dựng nhà ở xã hội “lấy ngày” sau đó không thi công tiếp nên thực chất thị trường không có thêm nguồn cung căn hộ.

Các doanh nghiệp bất động sản cho rằng, các quy định đầu tư nhà ở xã hội rất phức tạp từ xác định người mua, thuê mua; đến xác định mức lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng. Chẳng hạn, quy định tại khoản 1, điều 21, Nghị định 100/2015/NĐ-CP, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có). Lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư, không tính các khoản ưu đãi của nhà nước quy định tại điều 58 của Luật Nhà ở vào giá bán nhà ở xã hội.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, cần “nới” định mức lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội lên 15%, không nên quá lo lắng doanh nghiệp hưởng lợi cao, do tính cạnh tranh trên thị trường sẽ bù trừ cho nhau. Thực tế ở các địa phương có mật độ đô thị hóa cao như Hà Nội và TP.HCM, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về quỹ đất dành cho xây dựng phát triển nhà ở xã hội.

Một chuyên gia kinh tế ở TP.HCM cho rằng, hoạt động thu hút đầu tư nói chung không thể chỉ một đám đất trống mời gọi nhà đầu tư. Trong lĩnh vực nhà ở xã hội, cần phải có kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, doanh nghiệp xây dựng dự án… mới kết nối thành một vùng đô thị cho người mua, thuê mua làm việc, sinh sống. Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank cho rằng, để xây dựng 1 triệu căn nhà ở phù hợp với giá mua của người thu nhập thấp, nhà nước cần tạo lập chính sách cho toàn thể xã hội tham gia tạo lập nguồn cung. Bởi khó có một doanh nghiệp nào có thể xây dựng khối lượng căn hộ xã hội lớn để đáp ứng cho thị trường mua và cho thuê.

DN kiến nghị “nới” định mức lợi nhuận đầu tư nhà ở xã hội lên 15%
DN kiến nghị “nới” định mức lợi nhuận đầu tư nhà ở xã hội lên 15%

Kinh nghiệm ở TP.HCM từ nhiều năm nay là thành phố dành một nguồn ngân sách địa phương cho vay tạo lập nhà ở. Theo đó, Quỹ phát triển Nhà TP.HCM (HOF) là đơn vị triển khai cho vay mức cho vay tối đa là 900 triệu đồng/1 hồ sơ và không quá 70% giá trị căn nhà/căn hộ, thời gian cho vay tối đa 20 năm, lãi suất cho vay 4,7%/năm tính theo dư nợ giảm dần.

Điều kiện người được vay vốn mua nhà ở theo chương trình này được áp dụng một lần cho công chức, viên chức làm việc hưởng lương ngân sách TP.HCM. Người vay vốn có thời gian công tác liên tục từ 3 năm trở lên, tại thời điểm vay tiền người vay (kể cả vợ hoặc chồng) không đứng tên sở hữu nhà ở, đất ở và phải có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, có nguồn thu nhập ổn định kể cả vợ và chồng để trả nợ vay. Đặc biệt, loại nhà ở HOF rất mở, người vay vốn có thể mua nhà phố, căn hộ, miễn là căn nhà mua có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy chứng nhận, như sổ hồng, sổ đỏ, hợp đồng xanh (đối với chung cư).

Theo số liệu thống kê Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, tính đến đầu năm 2023, sau 17 năm, HOF đã hỗ trợ khoảng 5.500 cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, cán bộ công đoàn vay vốn ưu đãi để mua nhà ở. Ban đầu khoản vay tối đa 300 triệu đồng/1 hồ sơ, đến nay nâng lên 900 triệu đồng/1 hồ sơ, thời hạn cho vay từ mức 15 năm nay nâng lên 20 năm, lãi suất điều chỉnh theo từng thời kỳ có căn cứ vào lãi suất cho vay nhà ở xã hội Chính phủ công bố hàng năm làm tham chiếu.

Thu Trang

Tin liên quan

Tin khác

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Hội tụ những giá trị đỉnh cao từ vị trí, thiết kế, tiện ích đến dịch vụ và an ninh, biệt thự Vịnh Bình Minh (Vinhomes Wonder City, Hà Nội) không chỉ là một tuyệt tác bất động sản hiếm có dành cho giới tinh hoa mà còn là tuyên ngôn đầy kiêu hãnh về đẳng cấp, vị thế và gu thẩm mỹ khác biệt của những chủ nhân danh giá.
TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

Ngày 8/4, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có tờ trình gởi HĐND thành phố về việc thu hồi hơn 230 ha đất để phục vụ 10 dự án cộng cộng nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa, có hiệu lực từ ngày 1/4.
Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết, dự án cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tại quận Bình Thạnh và Gò Vấp với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng đang được gấp rút chuẩn bị đẩy nhanh, đảm bảo khởi công trước ngày 30/4.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn đối với các dự án, đất đai
TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan chuẩn bị dự án, chủ đầu tư các dự án thành phần thuộc dự án “Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13” (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT), thông suốt giao thông cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Sáng ngày 31/03, Phú Long chính thức khởi công dự án Essensia Parkway - Tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well tại Nam Sài Gòn. Dự án không chỉ mang đến một không gian sống có đủ các giá trị Wellness - Well-being - Luxury mà còn là lời khẳng định của Phú Long trên hành trình phát triển thương hiệu bất động sản cao cấp.
TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 trên 10 ngàn tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 trên 10 ngàn tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa triển khai thực hiện đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh đi Tây Ninh) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) với số vốn 10.424 tỷ đồng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data