Phát triển du lịch đường thủy thành sản phẩm đặc trưng
![]() |
Du lịch đường thủy TP. HCM vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác |
Theo đó, số lượng khách du lịch đường thủy đến thành phố năm 2023 và 2024 đạt khoảng 500 ngàn lượt khách/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo. Số lượng khách quốc tế đi bằng đường tàu biển đến TP.HCM trong năm 2023 và 2024 đạt khoảng 100 ngàn lượt khách và tăng khoảng 12% - 15% trong những năm tiếp theo.
Theo Sở Du lịch, TP.HCM có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển, bao gồm 101 tuyến, tổng chiều dài 913 km. Từ tài nguyên phong phú và đa dạng đó, thành phố đã hình thành nên các loại hình vận tải hành khách, kết hợp du lịch bằng đường thủy.
Với lợi thế 4 tuyến sông chính là Sài Gòn, Đồng Nai, Lòng Tàu và Soài Rạp chảy qua, tạo ra mạng lưới đường thủy liên kết nối với các tỉnh lân cận Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu và đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, kế hoạch sắp tới TP.HCM phát triển sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến trên sông liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô với ít nhất là 10 chương trình du lịch đường thủy.
Để khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các cảng biển với các tuyến đường sông, TP.HCM phấn đấu, tổng số phương tiện vận chuyển đường thủy đến năm 2025 đạt 200 ca nô, 500 tàu, thuyền và du thuyền các loại.
Hiện tại địa bàn TP.HCM có 251 cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động. Trong đó, có bến vận tải hàng hóa, bến vận tải hành khách, bến khách ngang sông…
Hiện tại, đã có doanh nghiệp khai thác tuyến buýt đường thủy số 1 phục vụ du lịch bằng phương tiện tàu nhà hàng phục vụ ăn uống, du ngoạn về đêm trên sông Sài Gòn với các loại du thuyền cao cấp (khu vực bến Tân Cảng, bến Bạch Đằng, bến cảng Sài Gòn...)
Tuyến du lịch nội đô bằng thuyền trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (hướng tuyến từ bến Thị Nghè trở về phía thượng lưu bên chùa Candaransi trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và ngược lại gần 30 km. Tuyến du lịch đi Củ Chi (từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn đến bến Dược thuộc Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi khoảng 60 km…).
Ngành du lịch TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, du lịch đường thủy sẽ đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố. Điều này góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách, hướng đến phát triển du lịch đường thủy là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.
“TP.HCM sẽ thu hút đầu tư bằng hình thức xã hội hóa việc xây dụng, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cầu tàu, bến bãi, phương tiện vận chuyển, nhằm nâng cao năng lực tiếp cận và khả năng phục vụ khách du lịch đường thuỷ, tăng cường sự kết nối với các hoạt động của doanh nghiệp, sự quan tâm của cộng đồng xã hội... nâng cao số lượng, chất lượng về đa dạng hóa các loại phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch, về đội ngũ thuyền viên phục vụ phát triển du lịch đáp ứng trong tình hình mới”, lãnh đạo ngành du lịch TP.HCM cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
