hoa-sen-home-mb

Phát triển bền vững: Khuyến nghị cách thức thúc đẩy tại Châu Á và Thái Bình Dương

M.Hồng
M.Hồng  - 
“Chúng ta đang ở vào thập niên cuối cùng của các Mục tiêu Phát triển bền vững. Tuy nhiên, dựa trên tiến độ tính đến nay, khu vực Châu Á và Thái Bình Dương sẽ không đạt được bất kỳ Mục tiêu nào trong số 17 Mục tiêu vào năm 2030”, cảnh báo này được tác giả Bart Édes đưa ra trong một bài viết được Văn phòng ADB tại Hà Nội vừa giới thiệu. Đi cùng với cảnh báo này, bài viết của Bart Édes cũng khuyến nghị các cách thức để có thể thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững tại Châu Á và Thái Bình Dương.
aa
phat trien ben vung khuyen nghi cach thuc thuc day tai chau a va thai binh duong
17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc

Cho đến nay, tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương là hướng tới chấm dứt nghèo khổ (Mục tiêu 1) và bảo đảm rằng mọi người đều được tiếp cận giáo dục có chất lượng và học tập suốt đời (Mục tiêu 4). Bên cạnh đó, các biện pháp đang được tiến hành để đạt được năng lượng sạch mà người dân có thể chi trả (Mục tiêu 7).

Nhưng dù đang có những tiến triển hướng tới đạt được các mục tiêu nhất định, Liên hợp quốc đánh giá rằng vẫn quá chậm để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030. Gần một nửa tỉ (479 triệu) người vẫn không đủ ăn tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Để đạt được Mục tiêu 2 ở khu vực này, sẽ có 3 triệu người phải thoát khỏi cảnh đói ăn mỗi tháng từ nay cho tới tháng 12/2030, theo một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc. Đối với hơn một nửa số Mục tiêu Phát triển bền vững, tiến triển ở khu vực này đang trì trệ hoặc đi sai hướng.

Tình hình còn trở nên đáng ngại hơn bởi sự bất định đang tiếp diễn trong nền kinh tế, bao gồm việc không chắc chắn liệu hiệp định thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc có được thực thi thành công hay không, việc Ấn Độ rút khỏi Thỏa thuận Đối tác kinh tế và Hợp tác khu vực vốn thường xuyên bị trì hoãn, và mức tăng trưởng tiếp tục chậm lại.

Trong tháng 12, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực xuống còn 5,2% cho cả năm 2019 và 2020, so với số liệu dự báo của ba tháng trước đó là 5,4% cho năm 2019 và 5,5% trong năm 2020. ADB cũng tăng dự báo lạm phát hồi tháng 9/2019 ở mức 2,7% cho cả hai năm 2019 và 2020 lên mức cao hơn tương ứng là 2,8% và 3,1%.

Các nhà nghiên cứu kinh tế của ADB nhận thấy rằng rất nhiều quốc gia Đông Nam Á đang chứng kiến xuất khẩu giảm và đầu tư suy yếu. Ở Đông Á, mức tăng trưởng hiện nay dường như thấp hơn so với dự báo trước đó do những yếu tố như căng thẳng thương mại và suy giảm hoạt động toàn cầu. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá thịt lợn tăng gấp đôi so với một năm trước đó. Ở Ấn Độ, tiêu dùng đang chịu tác động từ tăng trưởng việc làm kém và tình trạng khó khăn ở nông thôn do mất mùa. Giá cả leo thang và tăng trưởng kinh tế trì trệ trên khắp khu vực không tạo ra môi trường thuận lợi cho một cú hích mới mạnh mẽ đối với các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Với tình hình này, có thể làm gì trong năm 2020 để đưa đoàn tàu Mục tiêu Phát triển bền vững quay trở lại đường ray ở Châu Á và Thái Bình Dương? Điều này tùy thuộc vào việc các chính phủ thể hiện cam kết và vai trò lãnh đạo bền bỉ, và ban hành những chính sách kinh tế vĩ mô tạo thuận lợi. Họ cũng cần ưu tiên chi tiêu công cho các Mục tiêu Phát triển bền vững, cải thiện sự phối hợp bên trong giữa các bộ ngành, và tạo điều kiện cho những bên hữu quan quan tâm góp phần vào công cuộc này, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế.

Cải thiện môi trường kinh doanh, bao gồm thông qua những khung quy định pháp lý chặt chẽ, ổn định và hợp lý, có thể kích thích những khoản đầu tư thiết yếu vào cơ sở hạ tầng, vốn là yếu tố hết sức quan trọng để đáp ứng vô số chỉ tiêu trong các Mục tiêu Phát triển bền vững. Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Tát-gi-ki-xtan nằm trong số những quốc gia được nhận thấy đã cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi hơn từ tháng 5/2018 tới tháng 5/2019, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Những cải cách gần đây của các quốc gia này có thể truyền cảm hứng cho những nước khác thực hiện các thay đổi của riêng mình.

Hai nhà nghiên cứu Homi Kharas và John McArthur của Viện Brookings đã tiến hành xem xét các nhu cầu, mức chi tiêu và tài trợ để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững trên toàn cầu. Họ lập luận rằng các chính phủ cần đưa chi tiêu cho Mục tiêu Phát triển bền vững vào hoạt động kế toán và báo cáo tài chính của chính phủ, rà soát khối lượng và phân bổ tài chính công quốc tế thông qua “các lăng kính nhu cầu Mục tiêu Phát triển bền vững”, và tạo ra khung tài chính quốc gia tổng hợp nhất quán với Mục tiêu Phát triển bền vững. Họ cũng khuyến nghị thêm rằng các quốc gia và đối tác quốc tế cần làm việc để bảo đảm hệ thống tài chính quốc tế nhất quán với các Mục tiêu Phát triển bền vững, và khuyến khích thực hiện các khuôn khổ quốc gia gắn với Mục tiêu Phát triển bền vững.

Mặc dù Châu Á và Thái Bình Dương chưa có được tiến độ cần thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, vẫn còn một thập niên để bù lại thời gian đã mất. Tuy nhiên, cần sớm có những thay đổi trong cách tiếp cận để đưa đoàn tàu Mục tiêu Phát triển bền vững quay trở lại đường ray hướng tới đích vào năm 2030. Hằng trăm triệu người đang phụ thuộc vào hành động kịp thời để đạt được sự no ấm, sinh kế và an sinh cho mình.

M.Hồng

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data