Phát hiện 25 mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu rõ ràng trong các bộ luật
![]() |
Hình minh họa |
Phát biểu khai mạc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết mục đích của buổi công bố báo cáo là nhằm ghi lại bức tranh pháp kinh doanh của Việt Nam trong mỗi 6 tháng hoặc 1 năm. Trên cơ sở ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội, báo cáo cũng sẽ điểm lại những quy định pháp luật trong năm 2019 có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam.
Theo ông Lộc, nội dung trọng tâm trong báo cáo năm nay là đánh giá về hoạt động rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và rà soát về chồng chéo, mẫu thuẫn trong hệ thống pháp luật về kinh doanh.
Điểm lại tình hình pháp luật kinh doanh trong năm 2019, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, nếu như trong năm 2018 việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh được ví như những “đợt sóng lớn” mạnh mẽ thì sang 2019, hoạt động này chỉ là những “gợn sóng nhỏ”.
Đáng chú ý, theo VCCI, trong năm 2019, việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh có được thực hiện hay không; cắt giảm, đơn giản hóa nhiều hay ít là “phụ thuộc hoàn toàn vào ...thiện chí của các bộ”.
Có thể, sau hoạt động rà soát tích cực năm ngoái, một số cơ quan cho rằng các điều kiện kinh doanh đã khá hoàn chỉnh, khó bãi bỏ hoặc đơn giản hơn; cần thời gian đánh giá hiệu quả của đợt cắt giảm, đơn giản hóa điều kiều kinh doanh; bị giới hạn không gian cải cách bởi các quy định của pháp luật ...
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực của năm 2018 thì vẫn còn đó những nghi ngại, băn khoăn về tính thực chất của hoạt động này.
Do đó, theo VCCI, “cộng đồng doanh nghiệp cho rằng vẫn còn có rất nhiều không gian cho hoạt động cải cách, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh”.
Về công tác rà soát các chồng chéo, mẫu thuẫn trong hệ thống pháp luật kinh doanh, báo cáo của VCCI cho biết hệ thống pháp luật kinh doanh của nước ta đang đối mặt với vấn đề bấp cập lớn, đó là sự thiếu thống nhất, chồng chéo giữa các văn bản luật khi cùng điều chỉnh về hoạt động đầu tư, kinh doanh.
VCCI chỉ rõ, theo quy định của pháp luật, từ bắt đầu cho đến khi đưa vào hoạt động đầu tư, kinh doanh vào thực tế, nhà đầu tư phải trải qua rất nhiều giai đoạn tương ứng với từng giai đoạn là các điều kiện và thủ tục hành chính kèm theo.
Trong khi đó, tủ tục, điều kiện quy định tại một số văn bản pháp luật lại không thống nhất, chồng chéo khiến nhiều khi nhà đầu tư không biết nên thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau hay có phải thực hiện thủ tục đó không ?
“Việc thiếu nhất quán của các văn bản pháp luật khiến cho quy trình triển khai dự án bị kéo dài, thậm trí đình trệ, gia tăng chi phí về thời gian, tiền bạc và rủi rỏ đối với doanh nghiệp, khiến môi trường kinh doanh trở nên kém thuận lợi”, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh.
Ông Đậu Tuấn Anh cũng cho biết, trong chương trình khảo sát các chồng chéo của văn bản pháp luật kinh doanh của VCCI, cơ quan này đã ghi nhận được 333 ý kiến từ hơn 40 hiệp hội, doanh nghiệp và hàng chục cơ quan địa phương khác nhau.
Đặc biệt, kết quả khảo sát của VCCI cũng phát hiện ra 25 mẫu thuẫn chồng chéo, thiếu rõ ràng giữa các quy định trong các luật.
Các mẫu thuẫn, chồng chéo nhiều nhất liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư tập trung tại các Luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản với các vấn đề cụ thể như chưa thống nhất về điều kiện, thẩm quyền cấp phép, chưa thống nhất về hồ sơ xin cấp phép, thời hạn thực hiện thủ tục hành chính...
Tin liên quan
Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo
