Phải cải thiện môi trường học thuật
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhiều ý kiến cho rằng tiền lương chỉ là một khía cạnh, quan trọng hơn là tạo được môi trường làm việc tốt để thu hút người tài. Quan điểm của ông như thế nào?
Tiền lương phản ánh phần nào sự trọng dụng. Trọng dụng người tài, đưa vào vị trí nào đó, thì họ phải được hưởng mức lương xứng đáng. Tôi có cảm giác nhiều nhà nghiên cứu có năng lực của chúng ta không được đặt vào vị trí xứng đáng, bởi các tiêu chí tuyển dụng chưa thật phù hợp, quan hệ cá nhân còn đóng vai trò lớn. Nhiều trường đại học lớn thường tuyển giảng viên là sinh viên của chính trường mình.
Cách tuyển dụng ở Mỹ có điểm khác, là hoàn toàn dựa vào năng lực làm khoa học, giảng dạy chứ rất ít liên quan quan hệ cá nhân hay các yếu tố lý lịch. Tiêu chí chung là dựa theo chỉ số đo đếm được (số bài báo và trích dẫn hay số đề tài được chính phủ hỗ trợ), cùng nhận xét của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
Chuyện đề bạt lên vị trí lãnh đạo căn cứ vào thâm niên làm việc cũng có lý, bởi người lớn tuổi có thời gian làm việc lâu hơn, nhiều thành tựu hơn?
Trong lĩnh vực khoa học thì không hoàn toàn như vậy. Nhiều người lớn tuổi tham gia nghiên cứu và giảng dạy từ lâu, nhưng sản phẩm cả mấy chục năm làm việc họ tạo ra không bằng người vừa mới đi làm 5 năm.
Giả sử 2 người có số lượng sản phẩm tương đương, cùng nộp hồ sơ vào vị trí giáo sư của một trường đại học ở Mỹ, người ta sẽ nhận ứng viên 30 tuổi chứ không phải 50 tuổi. Logic của họ là người 30 tuổi đóng góp được thêm nhiều thời gian công tác hơn người 50 tuổi.
Nó giống như cách các câu lạc bộ chuyên nghiệp chiêu mộ cầu thủ. Vấn đề là khi tuyển dụng và bổ nhiệm, tiêu chí hàng đầu là tìm được người tốt nhất cho trường. Các hiệu trưởng ở Mỹ sống chết với trường của họ, cũng như các ông chủ câu lạc bộ, vì đó là sự nghiệp cả đời họ.
Trong thời điểm hiện tại, làm thế nào để thu hút nhân tài?
Các trường đại học ở Việt Nam cũng có nhiều vị trí nhưng cơ chế tuyển người cần thay đổi. Các trường ở Việt Nam thích tuyển người do mình đào tạo. Ở Mỹ thì ngược lại, sinh viên tốt nghiệp ở trường này chắc chắn phải đến trường khác làm việc, phải rời ông thầy xem anh có tự đứng được trên đôi chân của mình không. Sau 5 - 10 năm, nếu vẫn giỏi, họ sẵn sàng mời về.
Họ quan niệm, nếu lấy luôn học trò làm người kế nghiệp cho mình không chỉ mất chỗ của những người giỏi ở nơi khác muốn về, mà sự phát triển của bộ môn cũng không mạnh mẽ. Làm việc với thầy mãi, trò khó vượt qua thầy. Cứ tiếp tục như thế đến đời thứ ba là không giữ được chất lượng nữa.
Khi đến trường khác làm việc, nhà khoa học trẻ có dịp mở rộng tầm mắt, được học những cái mới. Khi quay về làm việc, các bạn ấy mới có cái để thầy học lại.
Chúng ta phải cải thiện môi trường học thuật bằng phương pháp tạo ra những đầu tàu từ những cá nhân xuất sắc. Khi trở về, bao giờ các nhà khoa học trẻ cũng cần có những người giỏi để họ tiếp tục được học hỏi và làm việc cùng. Về mà phải làm việc một mình thì khoảng vài ba năm họ mất nghề, khi đã rời quá xa trình độ của thế giới. Đây cũng là nguyên nhân chính mà nhiều du học sinh sau khi tốt nghiệp không về nước làm việc.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
