Ồ ạt chuyển đổi sang cây ăn trái: Những bất ổn tiềm ẩn
![]() | Nâng cao giá trị gia tăng cho thanh long |
![]() | Kết nối cung - cầu nông sản: Cần tiếng nói chung |
Lại phát triển nóng
Gần đây, do tác động tiêu cực bởi thị trường xuất khẩu thế giới, giá nhiều loại nông sản như cà phê, hồ tiêu, cao su… trở nên bấp bênh. Điều này khiến người nông dân tại Tây Nguyên đối mặt với nhiều thách thức vì giá nông sản cứ giảm và chưa có dấu hiệu quay đầu.
![]() |
Để tránh rủi ro cho nông dân, phải xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp |
Trước thực trạng này, hàng ngàn nông hộ ở Tây Nguyên lần lượt chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ diện tích cây trồng hiện hữu từ cây công nghiệp sang cây ăn trái để cải thiện hoạt động sản xuất, với mong muốn nâng cao thu nhập.
Chỉ riêng tại Đăk Lăk, trước sự thua lỗ liên miên trong việc sản xuất chuyên canh cây công nghiệp, người dân ào ạt “chặt bỏ” những loại cây đang có, nhiều nhất là cao su và cà phê để chuyển đổi sang trồng cây ăn trái. Chính nguyên nhân này khiến cho diện tích cây ăn trái tại Đăk Lăk tăng đột biến trong thời gian qua, phá vỡ quy hoạch định hướng phát triển của địa phương đến năm 2020.
Đăk Lăk hiện có 26.517ha cây ăn trái các loại. Trong đó, cây bơ 12.686ha, sầu riêng 7.180ha, chiếm diện tích lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được UBND tỉnh Đăk Lăk phê duyệt, đến năm 2020, địa phương này có khoảng 20.000ha cây ăn trái các loại. Trong đó, cây bơ 4.000ha, sầu riêng 5.000ha. Như vậy, so với kế hoạch thì diện tích cây ăn trái của địa phương hiện vượt trên 6.500ha. Trong đó, diện tích cây bơ vượt đến 8.686ha...
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp địa phương này, tiềm năng cây ăn trái trên địa bàn rất lớn. Tuy nhiên, việc trồng xen trong vườn cà phê, với mật độ quá dày làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê. Do đó, trong thời gian tới, địa phương sẽ đưa cây ăn trái trở thành cây trồng chính. Đồng thời quy hoạch, xây dựng các mô hình chuyên canh cây ăn trái để thuận tiện cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất theo chuỗi giá trị.
Khả năng “vỡ trận” là rất cao
Việc phát triển nóng diện tích cây ăn trái tại các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian gần đây đã phá vỡ quy hoạch mà các địa phương đã đề ra.
Thực tế cho thấy tại Đăk Lăk, hầu hết các hộ nông dân chuyển đổi cây trồng từ cây công nghiệp sang cây ăn trái đều tự phát, không theo quy hoạch vùng sản xuất của chính quyền địa phương. Cùng đó, về quy trình sản xuất, người nông dân cũng tự tìm hiểu là chính.
Trên thực tế, mặc dù gần đây việc trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng các chủ trang trại vẫn phải “tự bơi” trong việc tìm vố́n và đầu ra cho sản phẩm. Theo chị Vũ Thị Thu, ở huyện K’rông Năng, gia đình đã đầu tư một số vốn lớn cho việc chuyển đổi một phần diện tích cà phê sang cây ăn trái là sầu riêng và bơ cao sản, nhưng hiện nay vườn cây mới cho thu bói năm đầu. Giá cả thị trường đối với 2 mặt hàng này trong năm nay tương đối ổn định, đảm bảo thu nhập cho gia đình.
Tuy nhiên, chị Thu lo lắng, chính sự ổn định về giá trong những năm gần đây, nên nhiều hộ gia đình đổ xô mua giống trôi nổi trên thị trường về chuyển đổi diện tích cây công nghiệp sang cây ăn trái, gây nhiều rủi ro.
Trước hiện tượng này, các chuyên gia khuyến cáo, người dân hết sức bình tĩnh, không nên đầu tư theo phong trào để rồi nhận lấy rủi ro. Bên cạnh đó, cần tuân thủ quy hoạch và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất bền vững.
Đối với chính quyền địa phương cần công bố rộng rãi quy hoạch vùng cho từng loại cây trồng. Cùng đó, công tác khuyến nông phải định hướng cho nông hộ phương thức sản xuất, cũng như đầu tư …
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
