Nốt trầm ngoại ngữ
![]() | Đào tạo nghề công lập: Thiếu hiệu quả! |
![]() | Dạy và học ngoại ngữ: Học cần đi đôi với hành |
![]() |
Ảnh minh họa |
Bởi đúng ở giai đoạn đất nước tiến ra với thế giới như lúc này, đáng lẽ ngoại ngữ phải là một nền tảng kiến thức, là một kỹ năng quan trọng của bất kỳ ai có mong muốn mở rộng tầm hiểu biết, hòa nhập với thế giới, thậm chí chỉ để ổn định cuộc sống trong một xã hội đang vận động rất nhanh.
Nhìn ra thế giới, dường như chúng ta đang bị bỏ lại trong quá trình toàn cầu hóa. Chỉ xét về khía cạnh ngôn ngữ như một cầu nối tri thức, hiện nay tiếng Anh đã trở thành thứ ngôn ngữ “toàn cầu hóa”.
Theo số liệu tổng hợp, 53 quốc gia đang sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. Tại các sự kiện quốc tế, trong hoạt động giao thương giữa các tổ chức toàn cầu, các công ty đa quốc gia... thì việc trao đổi thông tin, ký kết các văn bản thỏa thuận cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức.
Trong khi đó với người Việt, ở nhiều sự kiện tầm quốc tế thì các đại diện của chúng ta chủ yếu co cụm trong giờ giải lao, sử dụng tiếng Việt giao tiếp. Đây là hình ảnh khác hẳn với các đại diện quốc gia khác dành thời gian để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến các mối quan hệ để tạo thuận lợi trong hoạt động của mình, của quốc gia mình…
Vì không muốn chúng ta phải tiếp tục “lắc đầu, khua tay” mỗi khi tiếp xúc với người nước ngoài, mục tiêu nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người Việt Nam được đặt ra tại Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.
Nhưng liên quan đến vấn đề này, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội khóa XIV vừa qua, câu hỏi được nêu lên là: Sau 8 năm triển khai Đề án, nhiều mục tiêu chưa đạt được với nhiều hạn chế. Đến năm 2020 đề án Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân có đạt được mục tiêu như mong muốn hay không? Về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận đến năm 2020 không thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Lý do là, trong quá trình triển khai gặp nhiều vấn đề thời gian, kinh phí, chuẩn bị...
Nhưng sự thất bại của Đề án, rất may cũng được các cơ quan thực thi rút ra nhiều kinh nghiệm quý. Người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo khẳng định, bài học kinh nghiệm là cần tập trung vào những vấn đề liên quan đến chuyên môn, không chỉ tập trung đào tạo sinh viên, giảng viên mà còn là toàn dân trong việc “xóa mù chữ” tiếng Anh. Và sắp tới, Bộ này sẽ trình Chính phủ điều chỉnh Đề án Ngoại ngữ 2020. Hy vọng rằng khi có những điều chỉnh, hiệu quả của chương trình sẽ cao hơn, thiết thực hơn!
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
