Nội địa hóa các sản phẩm ô tô
![]() | Nhập khẩu ô tô đổi chiều giảm |
Bài toán khó đối với DN
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nội địa hóa chính là động lực khiến các DN, đặc biệt là những DN trong ngành công nghiệp ô tô nỗ lực vươn lên làm chủ công nghệ, quản trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để giảm giá thành sản phẩm trên thị trường. Thực hiện thành công nội địa hóa, còn giúp DN chủ động được nguồn cung ứng vật tư, linh kiện phụ tùng phục vụ sản xuất, gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu...
![]() |
Công nghiệp hỗ trợ phát triển, góp phần gia tăng tỷ lệ nội địa hóa |
Hiện nay, thuế suất nhập khẩu ô tô trong khu vực Asean về 0% đã và đang gây một sức ép đáng kể đối với các nhà sản xuất trong nước. Trong bối cảnh đó, việc tăng năng lực sản xuất, đặc biệt là tăng tỷ lệ nội địa hóa là con đường tất yếu để các DN trong ngành nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Tài - Tổng giám đốc CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco), đây luôn là bài toán khó đối với các DN ô tô vì nhiều lý do. Mặc dù vậy, hiện nay việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp cũng như tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là mối quan tâm hàng đầu của các DN Việt Nam. Đối với lĩnh vực ô tô, nội địa hóa được hiểu là hoạt động nhằm gia tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước cho ô tô và các loại linh kiện phụ tùng để thay thế phần giá trị nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, vẫn có những DN ngành ô tô thực hiện thành công việc nội địa hóa. Trong đó, có thể kể đến CTCP Ô tô Trường Hải. Những năm gần đây, với nhiều nỗ lực cùng năng lực của mình, Thaco là một trong những DN đã chủ động xây dựng chiến lược một cách bài bản để tiếp tục phát triển bền vững;
Nâng cấp công nghệ, đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, từng bước tham gia vững chắc vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chiến lược nội địa hóa được Thaco thực hiện theo lộ trình ưu tiên các sản phẩm có sản lượng lớn, kích cỡ lớn, chi phí vận chuyển cao, nhưng có sẵn nguồn nguyên vật liệu trong nước. Bên cạnh đó là các nhóm sản phẩm cùng công nghệ và được Chính phủ ưu tiên, khuyến khích phát triển.
“Chìa khóa” là công nghiệp hỗ trợ
Hiện nay, các sản phẩm ô tô do Thaco sản xuất đã đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 15 đến 25% đối với xe con, 35 đến 45% đối với xe tải và đặc biệt lên đến 60% đối với xe bus. Đến nay, các sản phẩm xe bus của Thaco đang được định vị với thương hiệu Việt. Nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines và tiếp đến sẽ là thị trường Campuchia, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).
Trong khi đó, đối với xe du lịch, công ty đang thực hiện kế hoạch xuất khẩu xe du lịch Kia Sedona sang thị trường Thái Lan. Đồng thời, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xe du lịch Mazda và Peugeot để xuất khẩu sang các nước trong khu vực Asean vào năm 2020. Ngoài ra, các sản phẩm máy nông nghiệp cũng đã được Thaco sản xuất từ năm 2017. Trong đó, sẽ chú trọng tập trung nội địa hóa dòng máy kéo KAM50. Bước đầu Thaco sẽ tự sản xuất tại Khu phức hợp cơ khí và ô tô Chu Lai - Trường Hải (Quảng Nam) gần 200 chi tiết linh kiện bao gồm linh kiện nhựa, linh kiện cơ khí, ghế ngồi, dây diện, đèn xe… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 50%.
Cùng với đó, Thaco cũng đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất các linh kiện như kính, ghế, nhíp, dây điện, linh kiện cơ khí (thùng xe, ống xả, ty ben, khung xương xe bus, các linh kiện đột dập…), linh kiện nhựa (cản nhựa, linh kiện nhựa nội thất…), hệ thống máy lạnh, linh kiện composite... Để có thể nâng tỷ lệ nội địa hóa lên trên 40%, một trong những “chìa khóa” của Thaco chính là tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó, bên cạnh các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, từ nhiều năm trước, Thaco đã chú trọng đầu tư xây dựng cụm nhà máy công nghiệp hỗ trợ tại Khu phức hợp cơ khí và ô tô Chu Lai - Trường Hải. Các nhà máy này có nhiệm vụ chính là sản xuất các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất ô tô, cung cấp cho các đối tác.
Đồng thời, xuất khẩu ra thị trường thế giới. Được biết, hiện tại Chu Lai Thaco đã có 5 nhà máy lắp ráp ô tô và 15 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, linh kiện cơ khí, máy nông nghiệp… Các dây chuyền thiết bị hiện đại được chuyển giao từ các đối tác châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Song song đó, DN còn tăng cường xúc tiến liên doanh, liên kết với các đối tác để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm và nhận hỗ trợ kỹ thuật sản xuất linh kiện phụ tùng của các loại xe tải, bus dựa trên công nghệ chuyển giao từ Hàn Quốc và Nhật Bản...
Trong một hội thảo phát triển kinh tế khu vực Duyên hải miền Trung, một số chuyên gia kinh tế từng cho rằng, việc thí điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí ô tô, tàu thủy, cơ khí nông nghiệp theo chuỗi cung ứng đặt tại Chu Lai để lan tỏa ra các vùng kinh tế khác là vô cùng cần thiết. Theo đó, các hỗ trợ đặc thù cần ưu tiên cho các nhà đầu tư, DN có đủ năng lực như ô tô Trường Hải. Bên cạnh, cơ quan chức năng cũng cần tạo thêm cơ chế đặc biệt, để có thể nhanh chóng xúc tiến và hình thành khu công nghiệp hỗ trợ thí điểm tại đây.
Tin liên quan
Tin khác

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Kawasaki ra mắt robot ngựa chạy bằng hydro với thiết kế đậm chất viễn tưởng

G7 mua 899 ô tô điện Vinfast từ xanh SM – triển khai dịch vụ taxi xanh

Siêu phẩm Ferrari 275 GTS được định giá gần 2 triệu USD
Ford Ranger Super Duty ra mắt

BYD Sealion 6 - mẫu SUV Hybrid cắm sạc mới nhất của BYD chính thức ra mắt tại Việt Nam

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

Honda gia nhập cuộc đua xe máy điện với mẫu ICON e, giá dưới 29 triệu đồng
