agribank-vietnam-airlines

Nỗ lực hết mình vì thành viên

Nguyễn Thanh
Nguyễn Thanh  - 
Chỉ cần nhìn vào đời sống của thành viên và người dân nơi đây cùng với việc thêm Diễn Thành về đích nông thôn mới 2016 và tới đây nữa là Diễn An, đó là minh chứng sinh động cho hiệu quả hoạt động của QTDND Diễn Thịnh.
aa
Chung tay phát triển bền vững vùng đất biển
Tiếp tục củng cố ổn định để phát triển lâu dài bền vững
Nỗ lực hết mình vì thành viên
Ông Cao Như Trì - Chủ tịch HĐQT QTDND Diễn Thịnh

Số lượng đông đảo hơn 13.000 nhân khẩu là ưu thế nhưng cũng là trở lực cho định hướng phát triển kinh tế, xã hội trong các chu kỳ vận động và biến đổi kinh tế. Người dân nếu không nhanh nhạy chuyển đổi kinh tế sẽ khó phát triển, mà vốn tín dụng “rót” không khéo lại chẳng khác gì “đá ném ao bèo”. Thế nên, ngay từ ngày đầu, việc lựa theo vận động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nắm bắt thời thế đã trở thành vấn đề quan trọng mà Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An hướng tới để hỗ trợ thành viên.

Với gần 25 năm phát triển, trải qua nhiều “sóng gió”, đến nay QTDND Diễn Thịnh đã không ngừng phát triển. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Cao Như Trì - Chủ tịch HĐQT QTDND Diễn Thịnh luôn nhấn mạnh đến cụm từ “chủ động”.

Những ngày đầu thành lập quỹ, nhu cầu vay vốn của người dân tăng cao để bắt nhịp cùng định hướng của xã khởi động với những mầm xanh kinh tế hàng hóa như: cây lạc, cây vừng. Song vì tích lũy dân cư thấp, nguồn vốn của quỹ lúc này còn hạn hẹp trong khi nhu cầu cho vay chuyển đổi cây trồng, thu mua nông sản lớn nên việc đáp ứng về nguồn vốn thời điểm này rất khó khăn dẫn đến phát triển kinh tế chậm.

Đến năm 2001, khi Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Nghệ An đi vào hoạt động, việc cho vay điều hòa vốn trở nên thuận tiện với định mức cao hơn, quỹ bắt đầu khởi sắc. Nhất là những tháng 5, 6, 7, lúc vào vụ thu hoạch, nguồn vốn vay Ngân hàng Hợp tác của quỹ có lúc lên đến 50 tỷ đồng, giúp quỹ chủ động được nguồn vốn cho thành viên mở rộng lĩnh vực dịch vụ, thu mua nông sản.

Từ việc thâm canh manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp thì nay nông nghiệp Diễn Thịnh đã có bước chuyển mạnh mẽ. Diễn Thịnh giờ đã “thay da đổi thịt”, những con đường bê tông, nhựa phẳng lỳ, rộng rãi nối những xóm làng được xây dựng khang trang. Lợi thế của một xã ven biển được phát huy và khơi dậy với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, qua đó tạo việc làm mới và thu nhập cho người dân. Nguồn vốn tín dụng tăng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã theo đúng hướng khi tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm hơn 2/3 và tỷ trọng nông nghiệp giảm chỉ còn chưa đầy 1/3.

Nỗ lực hết mình vì thành viên
Với QTDND Diễn Thịnh, luôn nỗ lực hết mình hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế

Thăm xưởng sản xuất gỗ của gia đình ông Cao Đức Tám ở xã Diễn Mỹ, một trong những thành viên đầu tiên vay vốn quỹ càng thấm ý nghĩa của mô hình tín dụng này. Từ quy mô của một xưởng sản xuất gia đình làm bàn ghế, những vòng quay vốn của quỹ đã giúp vợ chồng ông dần mở rộng quy mô sản xuất, hướng tới phân khúc khách hàng ngày một khó tính và cao cấp, không chỉ ở Nghệ An mà vươn ra nhiều tỉnh trong cả nước. Những bộ bàn ghế cung cấp cho thị trường giá từ 70 triệu đồng đến vài tỷ đồng. Khách hàng trải khắp Bắc - Trung - Nam mà như ông nói chủ yếu là khách hàng tự truyền miệng nhau tìm đến. Từ chỗ có vài công nhân, giờ cơ sở sản xuất của ông đã lên đến hơn 100 công nhân địa phương, làm việc thường xuyên không hết việc...

Cái thâm tình của quỹ từ thuở ban đầu ấy ông Cao Đức Tám vẫn luôn mang theo, vì vậy, mặc dù luôn có các TCTD chăm sóc đến tận nhà để cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, song ông vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với QTDND xã Diễn Thịnh. Món vay nhỏ dù chỉ hơn tỷ đồng đáp ứng vốn lưu động, song đó là chữ tình với Quỹ mà ông đã mang theo từ ngày khởi nghiệp.

Ở quy mô nhỏ hơn, dòng vốn tín dụng của QTDND xã Diễn Thịnh đã góp phần giúp nhiều thành viên vươn lên phát triển kinh tế. Như ông Cần Hà ở làng Song Phú, thôn 4 xã Diễn Thịnh, bôn ba khắp nơi để mưu sinh, ông trở về quê hương lập nghiệp. Biết là nuôi tôm có thể xoay chuyển tình thế kinh tế gia đình nhưng tiền đâu để đầu tư lại là bài toán khó giải cho đến khi ông được tiếp cận vốn của QTDND Diễn Thịnh. Vay 600 triệu đồng đầu tư 1ha nuôi tôm công nghiệp từ năm 2011, đến nay, mỗi năm, doanh thu tôm của ông đạt trên dưới 1 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi được phân nửa.

Những nỗ lực của QTDND Diễn Thịnh đã góp phần đưa giá trị sản xuất của Diễn Thịnh đạt 374,5 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010, đạt và vượt 100% chỉ tiêu đề ra; thu nhập bình quân đầu người 27,6 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 15,24 triệu đồng/người vào cuối năm 2014 và đã đưa Diễn Thịnh trở thành 1 trong 5 xã đầu tiên của huyện đón nhận danh hiệu xã nông thôn mới. Đầu năm 2019, Diễn Thịnh tiếp tục đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đầu tiên của huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,68%.

Không chỉ hỗ trợ các thành viên trong xã, từ năm 2010, QTDND Diễn Thịnh đã mở rộng địa bàn hỗ trợ sang 2 xã Diễn Thành và Diễn An, đưa tổng số thành viên có giao dịch với quỹ lên con số 3.100. Ông Cao Như Trì - Chủ tịch HĐQT quỹ cho biết: mặc dù về thẩm định tín dụng, quỹ áp dụng như TCTD, song với việc gần dân, sát dân, hiểu được từng gia cảnh, tâm tính của thành viên, nên việc thẩm định hồ sơ đã rút ngắn được rất nhiều thời gian, cộng thêm việc quỹ hỗ trợ thành viên làm hồ sơ vay vốn, đăng ký tài sản đảm bảo nên thành viên có thể vay vốn ngay trong ngày.

“Quỹ cũng đã tăng vốn điều lệ lên 12 tỷ đồng, vừa để nâng cao năng lực hoạt động mở rộng cho vay, vừa tăng định mức vay cho thành viên để bắt nhịp với tốc độ phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của các địa phương”, ông Cao Như Trì hào hứng cho biết thêm.

Nỗ lực hết mình vì thành viên
Lãnh đạo NHHT chi nhánh Nghệ An và lãnh đạo qũy Diễn Thịnh thăm mô hình nuôi tôm của ông Cần Hà do qũy đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao

Dòng vốn tín dụng của QTDND Diễn Thịnh chảy trong từng ngõ ngách, giúp cho thành viên và người dân có vốn mua sắm thêm máy móc thiết bị, có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất phát triển kinh tế, nhiều hộ đã tích luỹ được hàng trăm triệu đồng, đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, hình thành nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội, đặc biệt giảm hẳn tình trạng cho vay nặng lãi.

Dịch vụ chuyển tiền của Ngân hàng Hợp tác được triển khai, đã giúp quỹ gắn kết thêm mối liên kết với các thành viên, hỗ trợ người dân trong giao thương và chi tiêu cho con cái học hành.

Chỉ cần nhìn vào đời sống của thành viên và người dân nơi đây cùng với việc thêm Diễn Thành về đích nông thôn mới 2016 và tới đây nữa là Diễn An, đó là minh chứng sinh động cho hiệu quả hoạt động của QTDND Diễn Thịnh.

Nguyễn Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data