Nỗ lực bảo vệ nguồn nước ngầm
Kết quả khảo sát về thực trạng và nguyên nhân sử dụng nước ngầm tại TP.HCM cho thấy, có những nơi tồn tại đến vài chục ngàn giếng khoan. Nguyên nhân là do nhiều người dân vẫn có thói quen sử dụng nước ngầm mà không dùng nước sạch của công ty cấp nước thành phố. Vì vậy, cần có lộ trình để giảm số lượng giếng khai thác, gắn với trách nhiệm cụ thể của từng ngành. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc quyết liệt hơn, người dân cần nâng cao ý thức chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thực tế là từ năm 2000 đến nay, lượng khai thác nước ngầm trên địa bàn TP.HCM ngày càng tăng, hiện tại đã lên đến hơn 700.000 m3/ngàỵ. Việc khai thác quá mức khiến mực nước ngầm trên địa bàn suy giảm, đặc biệt là khu vực quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Chánh… dẫn đến hiện tượng sụt lún mặt đất xảy ra ngày càng nhiều. Theo đó, năm 2019 xảy ra nhiều vụ sụt lún ở Bình Chánh với mức sụt lún trung bình 4 cm/năm, phần lớn liên quan đến hoạt động của con người, trong đó một phần trực tiếp do khai thác nước ngầm. Những nghiên cứu của Trường đại học Bách khoa TP.HCM cũng chỉ ra tình trạng ô nhiễm về chất lượng nguồn nước ngầm ngày càng nghiêm trọng và xâm nhập mặn ở nhiều khu vực như Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình, Nhà Bè, Bình Chánh.
Bác sĩ Cao Ngô Lẫm, Trưởng khoa Sức khỏe cộng đồng - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin, trong 1.400 mẫu giếng khoan được lấy năm 2015, có 70% mẫu không đạt chỉ tiêu hóa lý, 2-5% không đạt chỉ tiêu vi sinh. Đến năm 2021, HCDC lấy 160 mẫu nước giếng khoan thì chỉ có 3 mẫu đạt chỉ tiêu hóa lý, 15% mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh. Điều đó cho thấy chất lượng nước ngầm hiện đã rất xấu, không đủ tiêu chuẩn làm nước sinh hoạt; các mẫu nước ngầm không đạt vệ sinh tập trung ở các quận, huyện: 12, Bình Tân, Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn. "Hiện nay, Bộ Y tế đã có quy chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt mới, với 99 chỉ tiêu. Nếu đánh giá chất lượng nước giếng khoan theo quy chuẩn này thì 100% mẫu sẽ không đạt”, bác sĩ Lẫm khẳng định.
Ông Huỳnh Thanh Nhã, Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo (Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) cho biết, hiện vẫn còn lượng lớn nước ngầm được khai thác hằng ngày từ người dân và doanh nghiệp. Theo quy định, tất cả doanh nghiệp muốn khai thác nước ngầm đều phải xin phép, sau đó Sở Tài nguyên và Môi trường dựa trên nhu cầu, hiện trạng mạng lưới cấp nước để cấp phép tối đa 2 năm với lưu lượng giảm dần. Riêng 6 khu công nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép có thời hạn 10 năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND TP.HCM có ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề giảm lưu lượng, tiến tới ngưng khai thác nước ngầm.
Để đồng bộ hơn trong các biện pháp bảo vệ nước ngầm, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép. Điều 9, Nghị định số 36/2020 quy định mức phạt cao nhất có thể lên đến 110 - 140 triệu đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m³/giây trở lên. Ngoài ra, cá nhân, hộ gia đình sẽ bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
