agribank-vietnam-airlines

Ninh Thuận gỡ khó đẩy mạnh cho vay hợp tác xã

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Sự quan tâm, tập trung nguồn vốn tín dụng của các TCTD ở Ninh Thuận đã đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của loại hình kinh tế này. Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhu cầu về vốn của các hợp tác xã từng buớc được tháo gỡ, hoạt động của các hợp tác xã được cải thiện đáng kể với những chuyển biến tích cực
aa

Nguồn vốn thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, trực tiếp hỗ trợ việc cho vay đối với khu vực kinh tế hợp tác xã...

Tại khu vực miền Trung, cùng với nhiều địa phương khác ngành Ngân hàng trên địa bàn Ninh Thuận đã và đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Trao đổi với phóng viên thoibaonganhang.vn, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh Ninh Thuận cho biết, nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, NHNN chi nhánh tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện một cách nghiêm túc những nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến ngành Ngân hàng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách về hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn.

nguồn vốn tín dụng của các TCTD ở Ninh Thuận đã đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn.
Nguồn vốn tín dụng của các TCTD ở Ninh Thuận đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn.

Cụ thể, NHNN chi nhánh Ninh Thuận đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các Hội nghị triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ đến doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. NHNN tỉnh cũng đã trực tiếp tổ chức Hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng - hợp tác xã nhằm tạo điều kiện để các hợp tác xã tìm hiểu, tiếp cận các cơ chế chính sách về tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đồng thời, trực tiếp đối thoại để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong vay vốn ngân hàng của các hợp tác xã trên địa bàn.

Bên cạnh đó, NHNN tỉnh đã thành lập Ban hỗ trợ tiếp cận tín dụng ngân hàng cho hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn. Ban hỗ trợ gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo NHNN chi nhánh Ninh Thuận, đại diện lãnh đạo các NHTM và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nhằm hỗ trợ các hợp tác xã trong việc tiếp nhận, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đề xuất cấp tín dụng, dịch vụ ngân hàng của các hợp tác xã. Chi nhánh cũng đã tổ chức khảo sát tình hình tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã trên địa bàn, báo cáo cụ thể tình hình hoạt động và tiếp cận vốn cùng các đề xuất, kiến nghị của từng hợp tác xã cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở ngành liên quan.

Đặc biệt, NHNN chi nhánh Ninh Thuận đã quyết liệt chỉ đạo các NHTM trên địa bàn triển khai thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hợp tác xã, thông qua chủ động tìm kiếm khách hàng và có các biện pháp phù hợp để hướng dẫn, hỗ trợ tiếp cận tín dụng; tiếp tục xác định đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã đang có khó khăn và có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý.

Về phía các TCTD trên địa bàn cũng đẩy mạnh triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù như cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay phục vụ phát triển thủy sản, hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ, cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ, cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến 70% đến 80% giá trị khoản vay để phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị định 55 và Nghị định số 116; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn từ 0,5% đến 1,5%/năm so với mức lãi suất thông thường cùng kỳ hạn.

Mô hình vay vốn Ngân hàng đầu tư trồng cây măng tây ở huyện Ninh Phước.
Mô hình vay vốn Ngân hàng đầu tư trồng cây măng tây ở huyện Ninh Phước.

Bên cạnh, việc tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, các TCTD trên địa bàn đã dành nguồn vốn với lãi suất hợp lý cho vay đối với các hợp tác xã có năng lực tài chính tốt, dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi, hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, ….

Với những giải pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt, hoạt động tín dụng của ngành Ngân hàng Ninh Thuận đối với loại hình kinh tế tập thể, hợp tác xã đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Tổng dư nợ tín dụng thực hiện đến thực hiện đến 30/6/2024 đạt 13.701 triệu đồng/4 hợp tác xã, tăng 11.787 triệu đồng (tăng 615,8%) so với cuối năm 2023. Dư nợ chủ yếu tập trung vào các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kỳ hạn cho vay ngắn hạn chiếm 96,7%. Nợ xấu đến 30/6/2024 là 40 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,29% tổng dư nợ cho vay kinh tế tập thể...

Có thể nói, sự quan tâm, tập trung nguồn vốn tín dụng của các TCTD ở Ninh Thuận đã đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của loại hình kinh tế này. Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhu cầu về vốn của các hợp tác xã từng buớc được tháo gỡ, hoạt động của các hợp tác xã được cải thiện đáng kể với những chuyển biến tích cực. Một số tổ hợp tác, hợp tác xã đã liên kết, mở rộng, đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững, nhiều mô hình liên kết sản xuất giữa hợp tác xã với doanh nghiệp ra đời đã góp phần đảm bảo ổn định lâu dài về đầu ra cho sản phẩm, giải quyết việc làm và cải thiện mức thu nhập cho nhiều lao động tại các vùng nông thôn.

Theo đại diện Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú ở xã An Hải (Ninh Phước), từ vốn vay ngân hàng mà các thành viên trong hợp tác xã đã đầu tư trồng cây măng tây. Theo đó, từ vốn vay ngân hàng, nhiều thành viên trong hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư đào giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm và sản xuất rất hiệu quả, qua đó ngày càng nhân rộng diện tích. Giờ đây, vùng đất cát hoang hoá của xã An Hải đã phủ xanh mướt bởi những vườn cây măng tây…

Vẫn còn những “điểm nghẽn”

Có thể nói, kinh tế hợp tác xã từng buớc khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở Ninh Thuận. Từ hiệu quả hoạt động mô hình hợp tác xã kiểu mới, vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế...

hoạt động tín dụng của ngành Ngân hàng Ninh Thuận đối với loại hình kinh tế tập thể, hợp tác xã đến nay đã đạt được những kết quả
Tín dụng của ngành Ngân hàng góp phần để kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Ninh Thuận đạt được những kết quả khả quan.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hợp tác xã ở Ninh Thuận vẫn còn khá hạn chế và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, về phía các hợp tác xã, năng lực tổ chức, quản trị, điều hành và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều hợp tác xã, đặc biệt là các hợp tác xã nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới; hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính chưa đúng quy định, thiếu minh bạch.

Năng lực tài chính hạn chế, tài sản có giá trị thấp, không đủ vốn tự có đối ứng 20-30% vốn đầu tư dự án, mặt bằng chủ yếu đi thuê, không có đủ tài sản bảo đảm khi vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng. Đặc biệt, một số hợp tác xã sử dụng không hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng vốn vay sai mục đích; đa phần không có dự phòng tài chính nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mối quan hệ giữa hợp tác xã và các thành viên còn thiếu sự gắn kết, chủ yếu thành viên của hợp tác xã tự vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh thay vì thông qua mô hình hợp tác xã.

Trong khi đó, về phía các TCTD, cũng gặp những khó khăn khi thẩm định và chấp nhận phương án vay vốn của hợp tác xã do các hợp tác xã thiếu hoặc không có tài sản bảo đảm. Một số TCTD vẫn còn gặp khó khăn trong việc giám sát sau cho vay (như khách hàng không hợp tác về việc đảm bảo khả năng trả nợ, sổ sách kế toán không được theo dõi đầy đủ, có hệ thống…).

Nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh cho vay hợp tác xã, cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, NHNN chi nhánh tỉnh sẽ đẩy mạnh và đa dạng hình thức triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hợp tác xã tại địa phương nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, nhận diện khó khăn, vướng mắc của của các hợp tác xã trong quan hệ tín dụng ngân hàng để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp, tạo thuận lợi tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay đối với hợp tác xã; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh cho vay hợp tác xã
Ninh Thuận sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cho vay hợp tác xã.

Đối với các TCTD, trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi của Chính phủ và NHNN hỗ trợ tín dụng cho hoạt động hợp tác xã, tạo điều kiện để các hợp tác xã đuợc vay vốn không phải thế chấp bằng tài sản hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhằm tháo gỡ một phần khó khăn về tài sản thế chấp của hợp tác xã; chủ động tiếp cận và xem xét cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, nếu có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. Công khai minh bạch hơn nữa về thủ tục, hồ sơ vay vốn, đẩy mạnh thông tin các chính sách tín dụng liên quan đến hợp tác xã; chủ động tiếp cận, hướng dẫn hợp tác xã hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn theo hướng nhanh gọn đồng thời phải đảm bảo quy định của pháp luật về cấp tín dụng.

Trong khi đó, để thuận lợi trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, các hợp tác xã trên địa bàn Ninh Thuận cũng cần âng cao năng lực và tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2023; trong đó chú trọng cải thiện và đáp ứng các điều kiện để được tiếp cận và vay vốn tín dụng ngân hàng (xác định rõ tư cách pháp nhân khi vay vốn; chứng minh được năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực hoạt động; phân định rõ phần tài sản chung của hợp tác xã và tài sản riêng của thành viên làm tài sản đảm bảo trong quan hệ tín dụng với các TCTD;...).

Đồng thời, xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả; tổ chức hoạch toán kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thẩm định kết quả sản xuất kinh doanh của Ban kiểm soát một cách đầy đủ, đúng quy định. Mở rộng thị trường tiêu thụ và cung ứng sản phẩm; chủ động ứng dụng công nghệ, đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh…

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Trong dòng chảy sôi động của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, không chỉ đơn thuần là quan hệ vay - cho vay, mà là sự đồng hành chiến lược, cùng kiến tạo giá trị và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Những tín hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng trong quý I/2025 và chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, hành trình vươn mình của kinh tế Việt Nam đang được tiếp sức mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng.
Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình thuộc khu vực Tây Bắc là cửa ngõ phía Tây của Tổ quốc, có biên giới với Lào, Trung Quốc có tiềm năng to lớn, nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch sinh thái và nhiều loại tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Để phát huy được những thế mạnh của kinh tế địa phương, vốn tín dụng ngân hàng được đánh giá là một trong những nguồn lực quan trọng.
OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Sự hợp tác giữa OCB và VinaCapital không chỉ mở rộng hệ sinh thái của hai bên, mà còn kiến tạo nên những giải pháp đầu tư bền vững, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng ưu tiên của OCB, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

Ngày 3/4, trả lời báo chí, ông Bùi Văn Sổn, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, đã có gần 1.300.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); góp phần giúp trên 350.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo các giai đoạn.
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, NHNN Khu vực 4 (gồm 6 tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc) đã từng bước ổn định tổ chức, đảm bảo duy trì thông suốt các mặt nghiệp vụ, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 tổ chức cuộc gặp gỡ báo chí nhằm cung cấp thông tin về các sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước và các ngày lễ lớn trong năm 2025.
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Chính sách cho vay nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân. Từ những mái ấm khang trang mọc lên khắp các vùng quê xứ Quảng, người dân không chỉ “an cư” mà còn “lạc nghiệp”, vững vàng vươn lên trong cuộc sống.
Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Sáng ngày 21/3, UBND huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí mua ghe Ngo. Agribank là đơn vị tài trợ kinh phí mua ghe Ngo phục vụ cho các hoạt động văn hóa thể thao tại địa phương.
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

Phong trào thi đua “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà” đã và đang trở thành động lực quan trọng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Quảng Ngãi. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, phong trào còn giúp chị em phụ nữ khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội, trở thành những tấm gương điển hình về sự tận tụy, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.
Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, diễn ra tại NHNN Chi nhánh Khu vực 4, ngày 11/3/2025, lãnh đạo các tỉnh thành và doanh nghiệp trong Khu vực đều nhìn nhận đây là một thách thức, và để hóa giải thách thức này cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành Ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data