agribank-vietnam-airlines

NIM vẫn sẽ bị “kìm chân” trong năm 2025

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia tài chính cho rằng, trong năm 2025, tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của các nhà băng vẫn sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức và được dự báo sẽ giữ nguyên hoặc tăng nhẹ trong điều kiện thuận lợi, khó có thể tăng cao như kỳ vọng.
aa
NIM vẫn sẽ bị “kìm chân” trong năm 2025

Trong năm 2024, NIM của các ngân hàng có xu hướng giảm, ông có nhận định như thế nào về điều này?

NIM của các ngân hàng đã thể hiện rõ xu hướng giảm trong năm vừa qua. Trong quý cuối cùng của năm 2024, tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhưng NIM vẫn ghi nhận sự thu hẹp, điều này phản ánh diễn biến thực tế của thị trường. Hiện nay, ngành Ngân hàng đang chịu áp lực rất lớn khi phải tăng lãi suất huy động, tăng tính hấp dẫn kênh tiền gửi so với các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay vẫn kiên định giữ ở mặt bằng thấp để có thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán.

Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà băng trong việc thu hút khách hàng, công khai lãi suất cũng khiến ngân hàng khó mà cho vay lãi cao. Chưa kể, tình hình nợ xấu của nhiều ngân hàng có dấu hiệu gia tăng gần đây khiến họ bắt buộc phải tăng trích lập dự phòng, đây cũng là yếu tố gia tăng chi phí. Chính vì vậy, một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao trong quý IV nhưng NIM vẫn dự báo giảm. Có thể thấy, xu hướng NIM giảm đang diễn ra ở nhiều nhà băng.

Liệu NIM đã “chạm đáy” và trong năm 2025 có thể cải thiện tỷ lệ này không, thưa ông?

Tôi cho rằng, NIM đã chạm đáy. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2025 dự kiến là 16% cao hơn năm 2024 thì thu nhập được kỳ vọng sẽ cải thiện trong thời gian tới. Nhưng phải nhận định rằng, NIM của ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục gặp áp lực trong năm 2025, đặc biệt là nửa đầu năm. Bởi lẽ, theo chỉ đạo của Chính phủ và định hướng điều hành của NHNN, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, thậm chí là giảm thêm để hỗ trợ khách hàng vì nhu cầu tín dụng chưa phục hồi hoàn toàn. Hơn nữa, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng yêu cầu các NTHM phải công bố lãi suất cho vay mới, tăng tính minh bạch, cạnh tranh giữa các ngân hàng, góp phần làm giảm đáng kể lãi suất cho vay. Ngoài ra, việc các ngân hàng liên tục hạ lãi suất và tung ra các gói vay ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân thiệt hại bởi cơn bão Yagi trong thời gian vừa qua, kéo dài đến năm 2025 cũng sẽ là yếu tố tác động đến việc cải thiện NIM của các ngân hàng.

Theo ông, trong thời gian tới NIM sẽ có sự phân hoá như thế nào giữa các nhà băng?

Việc xác định NIM của NHTM không đơn thuần chỉ làm phép tính trừ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động mà phải tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành. Chẳng hạn, chi phí đầu vào gồm lãi suất huy động và các chi phí khác như chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, chi phí hoạt động dự phòng rủi ro… Vì vậy, tỷ lệ NIM cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào chi phí cấu thành giá đầu vào và đầu ra của các ngân hàng.

Theo tôi, trong thời gian tới, những nhà băng có lợi thế chi phí vốn thấp và danh mục tài sản tốt dự kiến sẽ dẫn đầu trong xu hướng phục hồi NIM. Đối với các NHTM tư nhân, mức phục hồi NIM có thể đạt mức cao hơn khi khả năng tăng trưởng tín dụng tốt hơn. Do nhóm ngân hàng này tập trung cho vay bán lẻ, với các phân khúc cho vay tiêu dùng nên lãi suất cho vay bình quân cũng cao hơn.

Ngoài ra, trong kỷ nguyên số hóa, ngân hàng nào đẩy mạnh đầu tư công nghệ, chuyển đổi ngân hàng số, tăng trải nghiệm cho khách hàng… sẽ giảm bớt chi phí hoạt động, tăng hiệu quả kinh doanh, góp phần cải thiện được NIM.

Xin cảm ơn ông!

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data