Những phí tổn không nên có
![]() | Phí nhiều, thủ tục hành chính nặng gánh |
![]() | Vẫn còn nhiều điểm nghẽn khó gỡ |
Chính sách đổi bằng lái xe máy từ giấy sang thẻ PET khiến nhiều người “mất tiền oan”. Anh Vũ Thế Hưng (Hưng Yên) chia sẻ: “Bằng của tôi ghi rõ ràng là không thời hạn và vừa mới nhận trước khi có quy định mới không lâu, thế nhưng với rất nhiều thông tin rằng nếu không chuyển đổi sẽ phải thi lại lý thuyết, vì vậy tôi vẫn phải đăng ký để chuyển đổi sang thẻ PET, tự nhiên tốn thêm khá nhiều công sức và tiền bạc”. Nhưng, oái oăm là khi anh Hưng vừa chuyển đổi xong thì quy định này bị tuyên “vô hiệu”.
![]() |
Có thể giảm tốc độ ở “điểm đen” giao thông, không nên giảm chung tất cả |
Không hiếm các trường hợp mất thời gian, và chi phí nhưng chỉ mua vào chuyện bực mình như anh Hưng. Nhiều người đến lúc này đều đặt câu hỏi, nếu như được rà soát trước khi ban hành thì đã tiết kiệm được đáng kể tiền bạc, thời gian... Nhưng, chỉ một quy định hành chính như vậy, thời gian và tiền bạc của người dân phải bỏ ra là con số không hề nhỏ - một sự lãng phí rất lớn đối với cả xã hội.
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong rất nhiều sự lãng phí xã hội do thủ tục hành chính gây ra. Gần đây nhất là câu chuyện gần 20.000 viên thuốc Tasigna đặc trị ung thư được viện trợ có trị giá gần 14 tỷ đồng đã quá hạn sử dụng buộc phải tiêu hủy. Câu chuyện xuất phát từ thủ tục nhập khẩu những viên thuốc này kéo quá dài (hơn một năm).
Chị Nguyễn Thu Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) xót xa, hàng chục ngàn viên thuốc bị tiêu hủy chỉ bởi hết hạn sử dụng, trong khi hàng ngàn bệnh nhân lại không có thuốc để điều trị hay không đủ tiền để chi trả cho những biệt dược ấy (giá 1 viên thuốc khoảng 700 nghìn, mỗi bệnh nhân uống 3-4 viên/ngày). Nếu có một chính sách linh hoạt hơn, nhiều người có thể được chữa trị…
Chưa hết, một đề xuất “ngược” cũng đang được dư luận hết sức quan tâm gần đây chính là quy định giảm tốc độ lưu thông của phương tiện cơ giới trong nội đô từ 60km/h xuống 50km/h.
Theo quy định hiện hành, ôtô, môtô được chạy tốc độ tối đa là 60km/h trong khu vực đông dân với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới. Quy định này xuất phát từ thực tế đường giao thông nội đô của nhiều tỉnh thành đã được nâng cấp, cải tạo mới thông thoáng hơn, mặt đường được trải nhựa tốt hơn trong khi tiêu chuẩn kỹ thuật của xe ô tô, xe máy đã được nâng lên đáng kể, phù hợp để lưu thông với tốc độ cao hơn. Bên cạnh đó, hệ thống đường gom, biển báo đã được cải tiến đáng kể đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật mới…
Thế nhưng, quy định trên có hiệu lực chưa được bao lâu, hệ thống biển báo, hướng dẫn giao thông mới thay xong thì đã lại có đề xuất cho các phương tiện lưu thông với tốc độ cũ. Nếu đề xuất này được thông qua thì chỉ tính riêng chi phí cho hệ thống biển báo, hướng dẫn… đã là con số không nhỏ. Đấy là chưa kể những lãng phí gián tiếp do hạn chế tốc độ lưu thông của phương tiện gây ra.
Diễn giải cho vấn đề này, theo Tổng cục Đường bộ, thực tế còn một số người điều khiển phương tiện chưa nhận thức đúng đắn các quy định về Luật Giao thông đường bộ nói chung, Thông tư 91 nói riêng. Thậm chí, một số cá nhân điều khiển phương tiện còn cố tình vi phạm, nhất là hành vi chạy quá tốc độ cho phép, gây tai nạn…
Tuy nhiên, nhiều người tham gia giao thông không đồng tình với lập luận trên. Anh Nguyễn Ngọc Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, phần lớn tai nạn giao thông là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người bất chấp hệ thống biển báo, cảnh báo giao thông và với những người như thế thì dù có giảm xuống 20km/h họ vẫn vi phạm.
Cũng theo anh Hùng, điều đáng nói ở đây là chính sách vừa đưa ra, thực thi chưa được bao lâu đã lại điều chỉnh, vậy sự lãng phí từ điều chỉnh ấy ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Nếu thực sự cần thì nên xem xét đến những “điểm đen” về tai nạn giao thông và đặt biển hạn chế tốc độ tại những điểm đen này thay vì một sự điều chỉnh chung của toàn xã hội. Như thế vừa đảm bảo mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông vừa tránh những lãng phí do chính sách.
Qua những câu chuyện nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng nếu có một sự rà soát, thống nhất giữa các văn bản pháp luật thì sự lãng phí do chính sách “bất nhất” như chuyện đổi bằng lái xe, chuyện những viên thuốc chữa ung thư… sẽ không xảy ra.
Điều đó cũng đồng nghĩa với hàng ngàn tỷ đồng sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, hợp lý hơn. Thiết nghĩ đây là điều mà các cơ quan làm chính sách, hoạch định chính sách nên xem xét, nghiên cứu để công tác xây dựng văn bản pháp luật hướng tới lợi ích chung.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
