agribank-vietnam-airlines

Những người tiếp sức đồ chơi Trung thu truyền thống

Bài và ảnh Thư Hoàng
Bài và ảnh Thư Hoàng  - 
Mùa Trung thu đang đến rất gần. Giữa những món đồ chơi mùa trăng cho trẻ em, năm nay có nhiều tín hiệu vui khi đồ chơi truyền thống của các nghệ nhân làng nghề Việt Nam được bày bán nhiều hơn và có nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ tiếp sức để đồ chơi truyền thống được lan tỏa rộng…
aa

Có dịp đến phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này có thể nhận ra một sự thay đổi, nhỏ thôi nhưng khá quan trọng, đó là các món đồ chơi Trung thu truyền thống cho trẻ nhỏ được bày bán nhiều hơn.

Những ai nặng lòng với đồ chơi Trung thu của trẻ nhỏ đều từng lo lắng cho sự lấn át của những món đồ chơi nhập qua đường tiểu ngạch - những món đồ chơi rực rỡ sắc màu, phát ra âm thanh với những bản nhạc tiếng nước ngoài đã khiến các nhà văn hóa lo lắng về sự “vọng ngoại”, “đánh mất bản sắc Việt”.

Sự lo lắng ấy cũng là điều dễ hiểu, vì Tết Trung thu của người Việt lâu nay đã được định hình và đồ chơi cho trẻ em chơi trăng tháng Tám cũng khá phong phú: đèn lồng, đèn kéo quân, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi, đầu lân sư rồng, các loại trống, đèn cua, đèn cá, cùng các loại tò he - con vật đất nặn với nhiều sắc màu hấp dẫn…

nhung nguoi tiep suc do choi trung thu truyen thong
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách bên những mẫu đèn Trung thu ông khôi phục.

Vậy mà, qua thời gian, những món đồ chơi truyền thống ấy cứ từ từ bị mai một, ít người làm, ít người mua. Có lúc, mỗi mùa Trung thu, người ta chỉ thấy phổ biến là những chiếc đèn ông sao cùng vài cái trống… Sự đơn điệu ấy khiến cho trẻ ngày càng có xu hướng thích thú với các món đồ chơi ngoại nhập, phát ra âm thanh lấp lánh. Đi cùng với đó, các làng nghề sản xuất các món đồ chơi Trung thu cũng ngày càng khó sống, thậm chí mai một.

Do đó, việc tiếp sức cho đồ chơi truyền thống là việc cần làm. Và trong mấy năm qua, nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa đã có những nỗ lực để đưa những món đồ chơi Trung thu truyền thống trở lại. Trong số đó, có thể kể tới nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách. Ông đã có thời gian dài sống ở nước ngoài, nhưng nhiều năm qua, ông đã quyết định trở về Việt Nam sinh sống.

Dấu ấn của Trịnh Bách để lại trong việc khôi phục các hiện vật văn hóa có thể nhắc tới từ thập niên 1990, khi ông tiến hành phục dựng các hiện vật Cung đình triều Nguyễn.

Khi chứng kiến việc trẻ em cứ đến rằm tháng Tám lại chơi các đồ chơi nước ngoài mà không hề biết đến đèn lồng Trung thu cổ truyền độc đáo của nước mình, Trịnh Bách thấy thương các em và tự thấy mình cần phải “làm cái gì đó”. Thế là từ năm 2007, ông lại mày mò trong sách vở, tìm kiếm các nghệ nhân...

Sau nhiều chuyến đi về các làng nghề, Trịnh Bách đến khu Phú Bình (Quận 11, TP.HCM) vốn là nơi vẫn sản xuất đèn Trung thu từ khi ông còn bé đặng tìm nghệ nhân tâm huyết có tay nghề để phục hồi lại nghệ thuật quý báu này. Và mãi đến 2017, ông mới có cơ duyên gặp được gia đình cụ quả phụ Nguyễn Trọng Văn ở đấy.

“Gia đình cụ Văn đã có truyền thống làm đèn Trung thu từ nhiều đời ở làng Báo Đáp (Nam Trực, Nam Định). Từ khi chuyển vào TP.HCM, họ vẫn tiếp tục giữ nghề, dù rằng có phải thay đổi một ít về hình thức sản phẩm. Người làm việc trực tiếp với tôi là các em Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Trọng Thành, con trai cụ Văn. Họ rất kiên nhẫn, sáng dạ và quan trọng nhất là cầu tiến, yêu nghề…”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách chia sẻ.

Năm 2017, Trịnh Bách bắt đầu phục dựng lại đèn của phong cách Sài Gòn cũ mà ông vẫn được thấy và được chơi ở Sài Gòn khi còn nhỏ. Sau đó, từ ký ức của cụ Văn, ông Bách đã khôi phục được một số đèn theo phong cách Báo Đáp xưa, của những năm 1950. Các đèn này đã được bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội để phục vụ công chúng.

Để mâm cỗ chơi trăng tháng Tám của trẻ em thêm ý nghĩa, Trịnh Bách còn tiến hành việc khôi phục những con giống bột màu. Sở dĩ ông quyết tâm làm bởi xưa ở Hà Nội có những con giống làm bằng bột cho trẻ em vào dịp Trung thu. Đó cũng là một nghệ thuật độc đáo của người Hà Nội. Tết Trung thu ngày xưa, trẻ em không thể thiếu 3 món là bánh, con giống bằng bột và đèn (nhiều loại).

Qua nghiên cứu, Trịnh Bách khẳng định: Việt Nam là đất nước độc nhất có tục lệ nặn con giống bột làm đồ chơi trẻ em trong dịp Tết Trung thu. Tục nặn con giống bột có từ hàng trăm năm trước. Viện Viễn Đông Bác cổ hiện còn lưu giữ được ảnh những con giống bột được chụp từ đầu thế kỷ 20, với chú thích là “Đồ chơi bằng bột nhuộm màu của Tết Trung thu Hà Nội”.

Và thế là, từ những ký ức Trung thu xưa kết hợp với việc xem, chụp ảnh những con giống bột màu đang được lưu giữ trong bảo tàng ở châu Âu, Trịnh Bách lại tiếp tục hành trình đưa con giống bột màu trở lại với đời sống đương đại.

Quãng năm 1998, trong một lần tìm kiếm, Trịnh Bách đã gặp được Đặng Văn Hậu - một thiếu niên nặn tò he ở Phú Xuyên (Hà Nội) rất khéo tay. Lúc đó, hỏi Hậu và ông ngoại về con giống bột Trung thu Hà Nội thì cả hai đều không biết. Lại mất tới hơn 10 năm nữa, năm 2017, khi ấy Đặng Văn Hậu may mắn được gặp bà Phạm Nguyệt Ánh ở Nhân Hòa, Hà Nội. Bà Nguyệt Ánh trước kia ở Đồng Xuân, là nghệ nhân cuối cùng của dòng giống bột Đồng Xuân còn sót lại hiện nay.

“Với kiến thức của bà Nguyệt Ánh, tay nghề của Đặng Văn Hậu và ký ức của tôi, chúng tôi đã hồi phục lại được cả ba dòng con giống bột nói trên”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho biết thêm.

Để có sự trở lại của những món đồ chơi truyền thống trong mùa trăng tháng Tám năm nay, bên cạnh tâm huyết của nhà nghiên cứu Trịnh Bách còn phải kể tới sự bền bỉ của các nghệ nhân. Như vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan ở phố Hàng Than (Hà Nội). Từ nhiều năm qua, đây là gia đình nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi.

Sau những mùa trăng gián đoạn vì Covid-19, năm nay, vợ chồng ông Hòa, bà Lan cho biết, số lượng người mua mặt nạ giấy bồi nhiều hơn khiến ông, bà cũng bận rộn hơn. Những chiếc mặt nạ giấy bồi hình thù ngộ nghĩnh đã góp cho mùa Trung thu thêm phần sinh động...

Bài và ảnh Thư Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data