agribank-vietnam-airlines

Những kẻ đam mê “máy thời gian”

Khánh Duy
Khánh Duy  - 
Không chỉ là cỗ máy đo thời gian mà với nhiều người sưu tầm, đồng hồ đã trở thành “nàng ca sĩ” luôn ngân lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy nên không chỉ “đại gia” mới dám nghĩ đến thú chơi hao tiền tốn của này, mà không ít người dân bình thường cũng bị mê hoặc, bỏ nhiều công sức kiếm tìm.
aa

Vất vả săn tìm

Chỉ với mấy năm cất công sưu tầm nhưng anh Trần Minh Tâm (thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang) đã “vác” về nhà hàng trăm chiếc đồng hồ cổ thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay anh là người sưu tầm “tài tử” nhất và sở hữu nhiều đồng hồ nhất ở Bắc Giang.

Những kẻ đam mê “máy thời gian”
Anh Tâm say sưa nói về bộ sưu tập

Với Tâm, việc sưu tầm, chơi đồng hồ không phải để thể hiện mà nó chỉ thỏa mãn đam mê, là một thú chơi văn hóa, vì thế anh đã cất công đi khắp nơi tìm kiếm, để đến nay nhà anh đã trở thành “thế giới đồng hồ”.

Có chuyến đi, gặp được đồng hồ đẹp khiến anh mê mẩn, nhưng chủ phát giá quá cao, Tâm đành xin chụp lại ảnh về ngắm cho thỏa. Để có kinh nghiệm như hôm nay là chỉ nhìn đã biết chủng loại, ra đời thời gian nào, âm thanh ra sao… người sưu tầm phải trả giá bằng nhiều lần “ăn quả lừa”.

Nói về công phu nghề chơi, anh Tâm cho hay: “Không phải ai có tiền cũng thích chơi và biết chơi đồng hồ, nhưng ai đã biết thì đều nghiện. Cái khó nhất của người chơi là phải nghe được âm thanh, cảm nhận được cái hay của nó. Thêm nữa, bộ gông là linh hồn của chiếc đồng hồ, nếu không có kiến thức phân biệt thì rất dễ bị hớ, mua phải đồ dởm mà không biết. Hiện nay, tôi vẫn ao ước đủ điều kiện để mua thêm một số chiếc mình thích!”.

Ở xã Hiệp Cường (Kim Động, Hưng Yên) có “đại gia đồng hồ” Trịnh Thủy, là công nhân đã nghỉ hưu và từng là một thợ cơ khí trẻ có tay nghề cao nhất của Bộ Công nghiệp nhẹ xưa. Không chỉ sưu tầm đồng hồ mà còn thạo sửa chữa, nên ông Thủy được nhiều người mời về nhà họ “làm sống lại những chiếc đồng hồ cũ kỹ”.

Có người thấy ông thích sưu tầm, liền bán lại hoặc giới thiệu đến những người cần bán. Giao lưu rộng, nhiều bạn bè ở nước ngoài, chính họ là những người giúp ông Thủy săn tìm và đưa về rất nhiều “nàng đồng hồ”. Trong đó nhiều chiếc đã bị “liệt cả chục năm”, khi rơi vào tay ông Thủy là tức khắc ngân nga đổ chuông. Ấy vậy với đồng lương công chức của hai vợ chồng, thú sưu tầm này “ngốn” rất nhiều tiền bạc, kinh tế gia đình khó trụ nên nhiều lúc trong nhà có gần nghìn chiếc, ông Thủy phải bán vợi để có tiền chơi những chiếc khác.

Có lẽ, khách đến nhà ông Thủy sẽ thấy ấn tượng nhất là chiếc đồng hồ cao khoảng hai mét rưỡi đựng trong chiếc hộp gỗ, quả lắc màu vàng to bản với nhiều hoa văn: chùm nho, nhành hoa, lá, những nét chạm trổ tinh xảo, quả lắc to, chữ số La Mã đen trên mặt tròn màu trắng, viền vàng; chính giữa đồng hồ vẽ một lọ hoa đồng nội. Đây là chiếc gắn bó với ông nhiều năm nay, khi “rước” về phần máy đã bị hư hỏng nặng, ông phải cày cục “bổ” ra sửa chữa, chỉnh trang lại.

Nói đến thú sưu tầm đồng hồ cổ thì đất Hà thành sôi động nhất, nhiều “đại gia” chơi thâm niên, sở hữu số lượng lớn. Không ít người chỉ mua chứ không bán và trong bộ sưu tập của họ có vài trăm chiếc, nhiều chiếc trị giá hàng trăm triệu đồng.

Đáng nể nhất là chủ quán cà phê Junghans trên phố Hòa Mã sở hữu bộ sưu tập “khủng” với gần 800 chiếc, nhiều nhất là đồng hồ treo tường, để bàn bằng gỗ sồi. Là người cá tính, khá cầu toàn nên chủ quán cà phê này nói sẽ xuất hiện trên báo khi có đủ 1.200 chiếc.

Nhiều ông chủ với những bộ sưu tập lớn khác như Đức Minh, Trần Việt Hà, Đào Văn Dư, Đào Văn Đạt, Nguyễn Đức Năng, Nguyễn Trung Dũng… đã và đang gìn giữ những “cỗ máy thời gian” quý giá. Họ tích cực giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và lúc nào cũng trong tư thế săn tìm nguồn để có được những cỗ máy độc đáo. Đồng hồ đẹp luôn thôi thúc những người sưu tầm trẻ lên đường, và trong những chuyến săn tìm khắp nơi đó, đôi khi họ cũng gặp thất bại. Thật hay là, những lần thất bại đó càng giúp họ quý thời gian hơn, yêu đồng hồ hơn.

Công phu nghề chơi

Cái thú của người chơi là cảm thụ tốt âm nhạc, phân biệt được âm thanh của từng loại, thậm chí có người không nhìn nhưng “đọc” được nó thuộc loại gì. Theo những người sành chơi, nghe âm thanh đồng hồ tốt nhất là khoảng 12 giờ đêm.

Lúc này, không gian tĩnh mịch, tiếng đồng hồ ngân lên trong trẻo, như những cô ca sĩ. Có chiếc trầm như tiếng chuông chùa, có chiếc rền như trống, chiếc khác vang như chuông nhà thờ, bởi thế nhiều người đã trở dậy vào ban đêm để được nghe thế giới đồng hồ hát.

Ở Từ Sơn, anh Nguyễn Ngọc Minh, Giám đốc công ty TNHH Đại An bị “bỏ bùa” từ mấy năm qua, anh yêu đồng hồ đến nỗi dựng riêng một căn nhà lớn để trưng bày và thuê thợ giỏi đóng hộp gỗ cho từng “nàng”, giá của mỗi chiếc hộp này cũng vài chục triệu.

Theo anh Minh, trên mặt đồng hồ chỉ có 12 con số, nhưng chứa đựng cả tuổi thanh xuân và thậm chí nó chứng kiến cả những thịnh suy của cuộc đời. Anh Minh chơi nhiều loại, nhưng có hai dòng chính là Odo của Pháp, Cuckoo của Đức, được chế tạo thủ công bằng tay, với tuổi đời hàng trăm năm.

“Ở Việt Nam, hai hãng này có ảnh hưởng rất lớn đến giới chơi đồng hồ. Nước Pháp nổi tiếng với các loại đồng hồ tủ, có thể ngân những bản nhạc Coucou valse, Westmintern. Sau đó người chơi cũng tìm đến các loại chất liệu mặt bằng đồng, sứ, đá, bộ hai chân nến… để bàn. Còn ở Đức, hãng Junghans rất nổi tiếng với các loại đồng hồ treo tường, rất có hồn, vỏ gỗ được chạm khắc tinh xảo, có chiếc còn thể hiện những “tích” nổi tiếng”, anh Minh cho biết.

Theo những người chơi lâu năm, bộ gông nhạc là linh hồn của chiếc đồng hồ. Và đồng hồ Odo 36.10 (sản xuất năm 1936, 10 gông) là loại quý nhất, ngân được bản Westmintern nên người sưu tầm nào cũng muốn sở hữu. Một chiếc đồng hồ như vậy có giá bình thường 60 triệu đồng.

Và nếu cả 10 gông phát nhạc đều còn “zin”, không chiếc nào bị thay hay phục chế, mặt kính chắn nguyên bản, hộp gỗ nguyên bản có thể giá cao gấp ba lần. Đồng hồ loại này còn quý hơn, nếu nó còn nguyên giấy tờ mua bán bằng chữ quốc ngữ hay chữ Pháp.

Anh Đào Văn Đạt, một người sưu tầm gần 20 năm, có “bản doanh” trao đổi, giao lưu tại 95C Lò Đúc (Hà Nội) cho biết: “Có những chiếc đồng hồ giá vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng, nhưng giới chơi vẫn “khoái” Odo 36 vì cái hay, cái đẹp của nó. Có người chơi chất lượng, một chiếc giá bằng mười chiếc khác. Lại có người chơi trọng về hình thức bắt mắt. Nếu đã chơi thì không thể tiếc công vì phải thường xuyên “chăm sóc” cho nó, cứ hàng tuần lên dây cót cho hàng trăm chiếc đồng hồ cũng đủ thấy người chơi kỳ công thế nào”.

Thêm quý trọng thời gian

Phải khẳng định, giới sưu tầm đồng hồ nhất là ở Hà Nội khá âm thầm. Nhiều người muốn giữ “bảo bối”, thưởng thức theo cách của mình, chỉ cho một số người sưu tầm thân tín biết. Mấy năm nay, không ít người sưu tầm trẻ muốn mở rộng giao lưu để học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn, có cơ hội tìm kiếm những giá trị.

Và hơn nữa, đồng hồ có nhiều loại với những tiếng chuông khác nhau, nhưng đều là tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Đồng thời, qua chiếc đồng hồ họ cũng muốn nhắc nhở mọi người thời gian là vàng bạc, nhưng nó chẳng chờ đợi ai cả, nên cần trân trọng thời gian, trân trọng những giây phút bình yên trong cuộc đời.

Gần chục năm trở lại đây, đã có những nhóm chơi đồng hồ tụ tập nhau để cùng chia sẻ thú chơi. Qua chiếc đồng hồ những người cũng muốn nhắc nhở mọi người thời gian là vàng bạc, chẳng chờ đợi ai, nên cần trân trọng thời gian, trân trọng những giây phút bình yên cũng như những phút giây sống đẹp, sống bình thản trong cuộc đời.

Anh Nguyễn Trung Nghĩa, nhà nghiên cứu đồng hồ cổ chia sẻ: “Sự khác biệt giữa cách chơi của người Việt và người Pháp là rất lớn. Người Pháp chơi trước nhiều, có nhiều thành viên tham gia và họ tự sửa chữa được đồng hồ cổ. Họ có sách vở để nhận biết, ở Việt Nam thì chưa có. Nên để hiểu thêm giá trị của đồng hồ, những người sưu tầm cũng cần dấn thêm một bước nữa, là mở ra các trang mạng, trao đổi thông tin, giúp cho nhiều người hiểu thêm về giá trị của đồng hồ cũng như thời gian”.

Khánh Duy

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data