agribank-vietnam-airlines

Những đảng viên của bản làng

Bài và ảnh Hoàng Anh
Bài và ảnh Hoàng Anh  - 
Cùng với bộ đội biên phòng, rất nhiều người dân ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đặc biệt là các già làng, trưởng bản… những người có uy tín trong làng đã trở thành nòng cốt trong công tác xây dựng quốc phòng toàn dân, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ. Họ được ví như những "cột mốc sống" giữ biên cương.
aa

Hiến đất mở đường, xây trường học

Nhiều già làng là đảng viên ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế dù cao tuổi nhưng vẫn tâm huyết và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng động trong việc xây dựng bản làng bình yên, no ấm. Họ được đồng bào tôn vinh là những đảng viên của bản làng, lời nói đi đôi với việc làm, góp phần nâng cao uy tín của tổ chức đảng trong mọi hoạt động ở địa phương.

Già làng Quỳnh Rêh ở bản A Đeeng Par Lieng 2, xã Bắc Sơn, huyện A Lưới là một điển hình. Già năm nay 91 tuổi, với 49 năm tuổi Đảng và còn tráng kiện, tinh nhanh đến lạ. Từng là bộ đội chống Pháp rồi bộ đội Trường Sơn, sau đó được phân công về địa phương làm Xã đội trưởng từ năm 1973 đến năm 1990 nên già Quỳnh Rêh hiểu tường tận địa bàn và tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Nơi nào xảy ra tranh chấp, già đều kịp thời can thiệp, hòa giải. Đặc biệt, để giúp bà con trong làng đi lại thuận tiện mỗi khi lên nương rẫy mưu sinh, năm 2005 khi đường Hồ Chí Minh qua xã Bắc Sơn hoàn thành, già Quỳnh Rêh đã bàn bạc với 3 người em ruột, tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở con đường dài 700m, rộng 2,5m nối từ đường Trường Sơn vào khu dân cư.

Những đảng viên của bản làng
Con đường do già làng Quỳnh Rêh hiến đất nối từ đường Trường Sơn vào khu dân cư

Đường vào thôn A Đeeng Par Lieng 2 hôm nay, tức con đường già Quỳnh Rêh cùng anh em hiến tặng 14 năm về trước, mới được trải nhựa bêtông trông tươi tắn. Hai bên đường, nhà cửa xây kiên cố dưới bóng cây xanh, hoa mười giờ tràn cả ra lề đường. Gần đó, một khu đất bằng phẳng trồng keo, mới được phát quang để máy móc vào thi công xây dựng trường mẫu giáo.

Ông Lê Văn Nghiêu, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho hay, trường mẫu giáo của xã xuống cấp nghiêm trọng, nên năm 2017 Nhà nước bố trí kinh phí để xây mới. Nhưng trường cũ chỉ rộng hơn 300m2, nằm ngay mặt đường nên rất nguy hiểm cho học sinh. Khi nghe cán bộ xã đến trình bày, nếu không có mặt bằng xây trường mới, nguồn vốn ngân sách sẽ được huyện chuyển cho nơi khác. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng trăm trẻ em Bắc Sơn lại chịu thiệt thòi. Già Quỳnh Rêh chẳng cần suy nghĩ lâu, tự nguyện hiến luôn cả khu đất trồng keo gần nhà và vận động con cháu gần đó cùng hiến đất xây trường.

Cũng nhờ già Quỳnh Rêh tiên phong hiến đất làm đường, xây trường học mà thời gian qua, địa phương đã huy động bà con nhân dân tự nguyện đóng góp hàng ngàn ngày công lao động và hiến tặng trên 5ha đất để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 100% hộ dân ở xã đều có đường bêtông từ đường liên thôn vào tận nhà.

Khi được hỏi về chuyện này, già Quỳnh Rêh thật thà chia sẻ: “Việc mình làm là không có gì đáng nói. Cha ông mình năm xưa nghèo khó, nhưng sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nay mình và các con cháu bớt một ít đất để làm đường cho bà con đi lại thuận tiện, cũng như làm trường cho mấy đứa nhỏ trong xã có nơi học tập, vui chơi thì có gì mà tiếc chứ. Mình cũng sống trong thôn này mà. Cái thôn nó đẹp và văn minh, mình thấy sướng con mắt, vui cái bụng là thỏa mãn rồi…”.

Qua câu chuyện với người dân A Đeeng Par Lieng 2 chúng tôi thấy rõ, già Quỳnh Rêh là tấm gương mẫu mực cho các thế hệ sau, nhất là con, cháu trong gia đình, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện A Lưới. Ông Lê Văn Nghiêu, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn còn tiết lộ. “Gia đình già Quỳnh Ré hiện có 36 người là đảng viên, đang công tác tại địa phương và một số đơn vị quân đội, biên phòng”.

Già làng làm - dân bản làm theo

Tuyến biên giới thuộc địa bàn huyện A Lưới dài 84km, tiếp giáp nước bạn Lào, phần lớn nằm dọc các dãy núi hiểm trở, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, như tình trạng xuất nhập cảnh trái phép; mua bán, vận chuyển ma túy và nhiều tệ nạn ở hai bên biên giới. Nhưng gần đây, cùng với bộ đội biên phòng, rất nhiều người dân ở đây, đặc biệt là các già làng, trưởng bản… những người có uy tín trong làng đã trở thành nòng cốt trong công tác xây dựng quốc phòng toàn dân, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ. Họ được ví như những "cột mốc sống" giữ biên cương.

Vừa đặt chân đến thôn A Niêng, xã Hồng Trung huyện A Lưới, chúng tôi đã được già làng Quỳnh Nghề là đảng viên lâu năm ở địa phương chiêu đãi những khúc mía vừa chặt sau vườn. Già mở đầu câu chuyện về hành trình cùng bộ đội biên phòng tuần tra, canh giữ nơi biên cương. Đó là lúc già tự cảm thấy tự hào, khi bản thân đã góp sức nhỏ vào việc bảo vệ, giữ từng tấc đất nơi phên dậu của Tổ quốc mà cha ông bao đời gìn giữ.

Không quản ngại nắng hay mưa, cứ tối đến, khi bà con trong thôn A Niêng đi nương rẫy về, già Quỳnh Nghề lại đến từng nhà trò chuyện, vận động mọi người thực hiện nghiêm việc bảo vệ đường biên, mốc giới. Già thường nhắc bà con về việc bảo vệ đường biên, cột mốc giống như bảo vệ bờ rào ở mỗi gia đình mình vậy. Mỗi cột mốc không chỉ đơn thuần là điểm đánh dấu, phân định ranh giới giữa hai nước mà còn là hình ảnh quốc gia. Cách truyền đạt của già đơn giản, dễ hiểu khiến bà con nhiệt tình tham gia cùng bộ đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Hiện hầu hết hộ gia đình ở thôn A Niêng đều tham gia Tổ tự quản đường biên, cột mốc. Hàng tháng các tổ tự quản thay phiên nhau, phối hợp với tổ công tác biên phòng tuần tra dọc đường biên, cột mốc.

Đại tá Lê Văn Nguyên, Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Các đồn biên phòng tuyến biên giới A Lưới đều phối hợp tốt với chính quyền các xã biên giới phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong làng để bảo vệ đường biên, mốc giới. Cả huyện đã thành lập và vận động thành lập 49 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới với 1.456 người tham gia. Qua đó, nhân dân kịp thời cung cấp cho bộ đội biên phòng nhiều tin giá trị trong việc quản lý địa bàn, đấu tranh phòng, chống tội phạm khu vực biên giới.

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng phấn khởi cho biết, 99 già làng, người uy tín tiêu biểu tại địa phương chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Kô, Tà Ôi, Pa Hy, Vân Kiều, không chỉ phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân mà còn làm tốt công tác tuyên truyền, đưa chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến gần hơn với nhân dân. Tiếng nói của các già làng như cán cân để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. Già làng nói - dân bản nghe; già làng hô - dân bản hưởng ứng; già làng làm - dân bản làm theo!

Bài và ảnh Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data