agribank-vietnam-airlines

Những “cú bắt tay nghìn tỷ”

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, nỗ lực của Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus (Hà Lan) trong việc liên doanh hợp tác phát triển, đầu tư xây dựng hàng loạt hệ thống trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với vốn hàng nghìn tỷ đồng cung cấp con giống chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, phù hợp với chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.
aa

Động lực phát triển ngành nông nghiệp

Dự án đầu tiên của mô hình liên kết này là tổ hợp dự án nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên trong chuỗi dự án Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN do Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn hợp tác triển khai tại Tây Nguyên là DHN Đắk Lắk.

Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk với quy mô 200ha, sẽ chuyên sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín, từ việc chọn lọc, sản xuất heo giống, nhà máy giết mổ heo tự động, cho đến sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ và sản xuất phân bón hữu cơ. Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo ra nguồn cung cấp nhanh chóng, tin cậy giống heo chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Với chiến lược dài hạn, hai tập đoàn tiếp tục bắt tay đầu tư xây dựng tổ hợp dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Kon Tum, với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD (tương đương 1.450 tỷ đồng); Và tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, với quy mô 100ha, tổng vốn đầu tư khoảng 45 triệu USD (hơn 1.030 tỷ đồng). Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại Tân Châu, Tây Ninh, là dự án kỷ lục về thời gian mà Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus đã triển khai cho đến thời điểm hiện nay. Tổng mức đầu tư dự kiến cho chuỗi tám dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Tây Ninh giai đoạn 1 và 2 là 2.500 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh, đây là những dự án chiến lược không chỉ trong ngắn hạn mà thể hiện tầm nhìn xa đối với ngành nông nghiệp của hai tập đoàn. Do đó, tỉnh Tây Ninh hy vọng dự án đưa vào hoạt động tạo sự lan tỏa, động lực cho ngành nông nghiệp nói chung, cũng như nông nghiệp của khu vực miền Đông Nam Bộ nói riêng.

Cùng với các dự án DHN tại Tây Nguyên và Tây Ninh, ước tính đến năm 2030, liên doanh DHN giữa De Heus và Hùng Nhơn sẽ đạt công suất khoảng 10.000 heo giống tại khu vực Tây Nguyên; 200.000 heo nái thương phẩm tại khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; 58 triệu con gà giống và 25 triệu con gà thịt tại Tây Ninh. Đến năm 2030, De Heus và Hùng Nhơn sẽ tiếp tục hợp tác để mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các dự án chăn nuôi giống lợn cụ kỵ quy mô lớn và vùng an toàn dịch bệnh tại 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Chuỗi dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần định hình Tây Nguyên trở thành trung tâm cung cấp heo giống và phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Những sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao đạt chuẩn quốc tế của Hùng Nhơn
Những sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao đạt chuẩn quốc tế của Hùng Nhơn

Chiến lược chuỗi nông nghiệp công nghệ cao

Nói về chiến lược phát triển của Liên doanh DHN, ông Vũ Mạnh Hùng khẳng định: “Thế mạnh của chuỗi các dự án DHN là ứng dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế của Hà Lan; sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới, sử dụng 30% điện sạch, giảm phát thải một lượng lớn CO2. Dự án áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các tổ chức quốc tế chuyên ngành”.

Các tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN ra đời nhằm cung cấp, cải thiện và nâng cao chất lượng con giống cho các trang trại chăn nuôi Việt Nam. Không những thế, Tổ hợp còn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho hệ thống chuỗi và hướng tới nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và hiện đại, đáp ứng đúng chủ trương của Chính phủ Việt Nam. Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Toàn cầu của Tập đoàn Hoàng Gia Hà Lan De Heus, nguyên Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam cho rằng, với con số giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam năm 2023 đạt hơn 53 tỷ USD, là một con số khá lớn. Nếu Việt Nam đi đúng hướng và tiếp tục gia tăng được giá trị sản phẩm, giảm tỷ lệ xuất thô, tăng chế biến sâu, chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi. Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu nông sản đạt giá trị 100 tỷ USD. Điều này có thể đạt được vì Hà Lan, dù là đất nước nhỏ bé nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản đã đạt 120 tỷ USD. Vì vậy, trong tương lai, với tiềm năng xuất khẩu nông sản dồi dào, con số 100 tỷ USD có thể trong tầm tay.

“Việt Nam phải tiếp tục xây dựng, phát triển các thương hiệu, các chuỗi liên kết. Khi tận dụng được cơ hội, dù tình hình thị trường thế giới khó lường, khả năng xuất khẩu nông sản vẫn có nhiều triển vọng và nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Với sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn nhiều kinh nghiệm đến từ châu Âu, sự liên kết của doanh nghiệp trong nước, các địa phương có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu và xa hơn nữa là có thể trở thành địa phương ứng dụng công nghệ cao vào ngành sản xuất nông nghiệp”, ông Gabor nói.

Trang trại chăn nuôi công nghệ cao tại Đắk Lắk
Trang trại chăn nuôi công nghệ cao tại Đắk Lắk

Không chỉ là chuỗi nông nghiệp công nghệ cao, thời gian qua, Tập đoàn Hùng Nhơn cùng với Tập đoàn De Heus và các thành viên trong chuỗi liên kết đầu tư, phát triển các dự án ứng dụng công nghệ cao, giá trị cao, qua đó mở rộng liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm gia cầm (con giống và thương phẩm) đạt chuẩn Halal.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành công của chuỗi liên kết De Heus - Hùng Nhơn sẽ đóng góp rất lớn trong lĩnh vực chăn nuôi của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung. “Sự liên kết chặt chẽ giữa hai tập đoàn trong 10 năm qua đã thể hiện sự hiệu quả, đi đúng định hướng, nhất là góp phần thực hiện Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2023, tầm nhìn 2045. Với sự hợp tác của các đơn vị sản xuất công nghiệp cao, nông nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi, bởi tạo điều kiện cho nông dân, chủ trang trại và các doanh nghiệp tiếp cận với các thiết bị hiện đại và chất lượng với giá tốt nhất”, ông Tiến nói.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data