Những chuyện mừng từ đồng vốn chính sách
![]() | Krông Nô giảm nghèo nhờ vốn chính sách |
![]() | Quảng Bình: Thoát nghèo từ đồng vốn chính sách |
![]() | Chuyển tải kịp thời nguồn vốn chính sách đến với người nghèo |
Phó chủ tịch UBND xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, Yên Bái, ông Dương Kim Hưng khẳng định, 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư, các chương trình tín dụng chính sách đã được triển khai đầy đủ tới các tầng lớp nhân dân trong xã, tạo lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư có hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, bộ mặt nông thôn được đổi thay, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
![]() |
Đàn trâu của gia đình anh Lò Văn Tân (bản Noong Phai, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn) có được nhờ vay vốn NHCSXH |
Đặc biệt, nhờ nguồn vốn này, đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình tiên tiến phát huy hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đơn cử như hộ ông Hà Văn Trường, thôn An Thịnh có trâu sinh sản và hơn 7ha quế, 3ha măng tre bát độ, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng; hộ bà Hà Thị Lan ở thôn Đồng Cát, hộ ông Lê Văn Dưỡng ở thôn Yên Thịnh đều có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; hộ ông Giàng A Măng, hộ ông Giàng A Chứ ở thôn Đồng Ruộng nhờ nguồn vốn vay ưu đãi ban đầu đã đầu tư cho phát triển trồng quế, trồng tre măng bát độ, đến nay đã mua được máy thêu hiện đại xây dựng mô hình dệt thổ cẩm của người Mông, có sản phẩm trao đổi mua bán trên thị trường. Ngoài ra, còn rất nhiều những điển hình về việc phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của xã từ 28,62% năm 2014, đến tháng 7/2019 giảm xuống còn 6,2% và đến tháng 11 năm nay, xã đã cán đích nông thôn mới.Ông Hưng khẳng định, từ sau khi có Chỉ thị 40, chất lượng, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn xã Kiến Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Có thể thấy, từ năm 2014 đến 2019, NHCSXH chi nhánh tỉnh Yên Bái đã cho gần 130.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn với doanh số 3.850 tỷ đồng. Doanh số cho vay trên địa bàn các xã đạt chuẩn nông thôn mới là hơn 1.000 tỷ đồng; doanh số cho vay đối với 2 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a đạt hơn 500 tỷ đồng. Yên Bái đã triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách với 84.000 hộ gia đình đang vay vốn với tổng dư nợ gần 3.000 tỷ đồng; trong đó, chương trình cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn chiếm hơn 60% tổng dư nợ. Bình quân mỗi năm có hơn 20.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn với doanh số bình quân hơn 600 tỷ đồng.
Việc vay vốn tín dụng chính sách với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp, lãi suất ưu đãi, nhận tiền vay, trả gốc và lãi tại Điểm giao dịch xã đã giúp người dân từng bước tiếp cận được nguồn vốn, trực tiếp hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen, giảm chi phí cho các đối tượng vay vốn; góp phần làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, giúp các đối tượng thay đổi tập quán sản xuất, xóa bỏ tự ti, mặc cảm, vươn lên thoát nghèo bền vững. Vốn ưu đãi trong những năm qua đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo. Hầu hết hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất, buôn bán nhỏ... góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống, số hộ nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu đều được giải quyết cho vay. Điều quan trọng hơn là đồng bào các dân tộc đã có chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, đã biết sử dụng đồng vốn vay ngân hàng hiệu quả.
Điển hình như gia đình chị Hoàng Thị Thắm, dân tộc Thái, trú ở bản Bát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn. Qua bình xét ở bản, chị được cán bộ tín dụng thẩm định ban đầu vay 30 triệu đồng mua một trâu nái sinh sản, sau một năm, trâu đẻ thêm một nghé và cơ bản thoát nghèo. Năm 2017, chị được vay thêm 50 triệu đồng nữa nên chuyển hướng sang mua trâu nuôi vỗ béo để bán. Năm nay, nuôi được bốn trâu, bình quân mỗi trâu lãi từ năm đến bảy triệu đồng, thời gian nuôi vỗ ba đến năm tháng, hiệu quả hơn nhiều so với nuôi trâu sinh sản.
Ông Trần Quang Sơn - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái cho biết: "Trong giai đoạn 2014 - 2019, Chi nhánh đã thực hiện cho vay được 129.176 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 3.850 tỷ đồng. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”. Thực tế cho thấy, 5 năm qua đã có trên 41.000 hộ nghèo nhờ đồng vốn vay đã vượt qua ngưỡng nghèo. Bên cạnh đó, còn có trên 1.595 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học, trên 5.446 lao động được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Nguồn vốn chính sách được dùng để xây trên 53.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn và làm mới 2.404 nhà ở cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Cùng với đó, NHCSXH đã cho 21.968 lượt hộ sản xuất kinh doanh ở các xã thuộc vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Điều “lạ” ở tín dụng chính sách là nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ cực nhỏ/tổng nguồn vốn. Tại Yên Bái, với cách làm sáng tạo và hiệu quả và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị nên dù số lượng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ít, quản lý trên 84.000 khách hàng với dư nợ trên 3.000 tỷ đồng nhưng chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn luôn được duy trì và nâng cao. Hầu hết các hộ vay vốn đều chấp hành nghiêm việc trả nợ gốc và lãi đúng hạn, những trường hợp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan đều được đề nghị xử lý đúng quy định, hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,16%/tổng dư nợ, có 58% số xã trên toàn tỉnh không có nợ quá hạn, 1 huyện không có nợ quá hạn (Mù Cang Chải), 99% số Tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt, chất lượng tín dụng toàn tỉnh xếp loại tốt và đứng đầu toàn quốc.
Có thể thấy, hoạt động tín dụng chính sách đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả vốn tín dụng chính sách, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với dịch vụ tài chính của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí. Nguồn vốn này đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập; cải thiện, ổn định cuộc sống vươn lên làm giàu.
Có thể khẳng định rằng, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư đã đi sâu vào cuộc sống và tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm và nhận thức trong việc triển khai tín dụng chính sách, quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH; đặc biệt, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH tỉnh, huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của người dân.
Tin liên quan
Tin khác

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
