Nhiều giải pháp bảo vệ đàn gia súc, gia cầm
Triển khai đồng bộ các giải pháp
Thời gian qua, dịch bệnh diễn ra trên đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương có diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, chính quyền đã chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy mạnh việc tiêm vắc - xin để kịp thời phòng, chống các loại bệnh này.
Tại Gia Lai, UBND tỉnh đã có văn bản số 340/UBND-NL yêu cầu UBND huyện Phú Thiện tập trung nguồn lực để triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát, xử lý dứt điểm ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi, sớm khống chế dịch bệnh, không để lây lan diện rộng.
![]() |
Gia Lai khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn |
Đồng thời, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2022. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc - xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, triển khai biện pháp ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng...
Bên cạnh đó, các địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Tháng vệ sinh tiêu độc đợt I/2022 để tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường. Chủ động giám sát chăn nuôi, vận chuyển, mua bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã… UBND tỉnh Gia Lai cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh nhằm triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2022.
Để chủ động trong công tác tiêm vắc - xin phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, mới đây UBND tỉnh này ban hành Quyết định số 922/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2022. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp thực hiện. Cụ thể, đợt 1 tiêm phòng vắc - xin lở mồm long móng trên đàn trâu, bò từ tháng 4 đến tháng 5; tụ huyết trùng trâu, bò tiêm 1 lần vào tháng 5 và 6. Đối với đàn heo, tiến hành tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn và dịch tả heo 1 lần vào tháng 5 và 6.
Tuy nhiên, hiện UBND tỉnh giao cho các địa phương chủ động xuất ngân sách mua vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, trong khi điều kiện kinh tế của một số địa phương còn nhiều khó khăn.
Như huyện Krông Pa, kinh phí mua các loại vắc - xin, hóa chất để tiêm phòng cho đàn gia súc lên đến 9 tỷ đồng. Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa, đó là số tiền quá lớn so với ngân sách dự phòng của huyện. Tuy nhiên địa phương sẽ huy động mọi nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi và rất nhận được hỗ trợ về kinh phí mua các loại vắc - xin tiêm phòng đảm bảo theo kế hoạch.
Kiên quyết ngăn chặn vắc - xin lậu
Ở một diễn biến khác, gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện tình trạng buôn bán thuốc, vắc - xin thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam. Trước tình trạng này, Bộ NN&PTNT giao Cục Thú y thành lập các đoàn công tác và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y theo quy định.
Đối với các tỉnh, thành phố, Bộ NN&PTNT đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nêu trên. Nếu phát hiện các lô hàng thuốc, vắc - xin thú y nhập lậu thì phải xử lý tiêu hủy theo quy định.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 1069/UBND-NL về việc ngăn chặn phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc, vắc - xin thú y nhập lậu, không rõ nguồn gốc. UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra về buôn bán, sử dụng thuốc thú y trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, thanh tra tại cơ sở buôn bán thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh những nội dung có liên quan thuộc thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 30/8/2022.
Cùng với đó, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về buôn bán, sử dụng thuốc thú y; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng; quy trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh, phòng trị bệnh, sử dụng thuốc thú y, tác hại của việc dùng thuốc thú y, y tế sai quy định.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai tích cực đấu tranh, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép thuốc thú y qua biên giới; sản xuất, buôn bán thuốc thú y giả, hàng nhái. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan thú y trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc thú y, vắc - xin nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc thú y, vắc - xin nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp phát hiện các lô hàng thuốc, vắc - xin thú y nhập lậu thì phải xử lý tiêu hủy theo quy định…
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tại địa phương tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra tại cơ sở buôn bán thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
