Nhật Bản: PMI lĩnh vực sản xuất tăng sau 7 tháng
Nhật Bản nâng dự báo triển vọng kinh tế Chuyên gia: BOJ sẽ xây dựng kịch bản cho bước thay đổi lớn vào nửa cuối năm 2024 |
![]() |
Ảnh minh họa |
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản đứng ở mức 50,6 điểm, lần đầu tiên chỉ số này vượt ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 10 năm ngoái và đánh dấu tốc độ tăng nhanh nhất trong một năm. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới lần lượt đạt mức cao nhất trong 12 và 13 tháng, do niềm tin của doanh nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao.
“Sự phục hồi về tổng số đơn đặt hàng mới đã đạt được trong bối cảnh bà bán lẻ giảm lượng hàng dự trữ khi chuỗi cung ứng toàn cầu bình thường hóa và các chiến lược dự trữ ít thận trọng hơn được áp dụng”, Giám đốc kinh tế của S&P Global Market Intelligence - công ty thực hiện khảo sát, Tim Moore nói.
Tuy nhiên, một số công ty trong cuộc khảo sát cho biết nhiều khách hàng vẫn còn trữ hàng khá nhiều và doanh số xuất khẩu thấp hơn, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc, đã làm giảm tốc độ tăng trưởng trong các đơn đặt hàng mới.
Chỉ số PMI được đưa ra sau khi dữ liệu của chính phủ Nhật Bản cho thấy sản lượng của các nhà máy bất ngờ giảm trong tháng Tư. Trong khi một cuộc khảo sát khác cho thấy các nhà sản xuất dự báo mức tăng 1,9% trong tháng Năm. Một quan chức của Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết nhu cầu yếu ở nước ngoài làm tăng nguy cơ điều chỉnh giảm trong báo cáo của họ.
Cho đến nay, Nhật Bản đã đứng vững trước tác động của các điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi nhờ sự phục hồi trong hoạt động của ngành dịch vụ, nhưng các dấu hiệu về sự tăng trưởng chậm lại ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đã làm giảm triển vọng của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy, sự chậm trễ giao hàng trung bình của các nhà cung cấp đã được cải thiện lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020 với thời gian giao hàng ngắn hơn đối với các linh kiện điện tử.
Trong khi đó, mức tăng tổng thể của giá đầu vào là yếu nhất trong hơn hai năm và tăng trưởng việc làm là chậm nhất trong 26 tháng.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
